Cơ cấu đàn và cơ cấu giống bò của huyện An Nhơn

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 72 - 74)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Cơ cấu đàn và cơ cấu giống bò của huyện An Nhơn

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, giống bò ở huyện An Nhơn chủ yếu là giống bò lai (85%). Giống bò lai có ưu điểm là cho năng suất cao, tầm vóc lớn (trọng lượng trung bình khoảng 300kg – 350kg), tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện thâm canh cao và có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhưng có nhược điểm là khả năng thích nghi với điều kiện địa phương bị hạn chế, nhu cầu về số lượng và chất lượng thức ăn cao hơn giống bò nội [25]. Chính điều này cũng đòi hỏi phải phát triển trồng cỏ để nuôi bò.

Bảng 3.2: Cơ cấu đàn và cơ cấu giống bò của huyện An Nhơn năm 2007

Cơ cấu giống Cơ cấu đàn Số lượng (con) Bò Vàng Bò lai Tổng số Tỷ lệ cơ cấu đàn (%) Bò dưới 6 tháng tuổi 1.759 9.967 11.726 30,28 Bò 7- 12 tháng tuổi 1.199 9.697 10.896 28,13 Bò 13 – 24 tháng tuổi 1.659 8.100 9.759 25,20 Bò > 24 tháng tuổi 889 5.460 6.349 16,39 Tổng cộng 5.810 32.921 38.730 100

Tỷ lệ cơ cấu giống (%) 15 85 100

Nguồn: [27]; [33].

Để cải tạo chất lượng, nâng cao năng suất và phát triển đàn bò địa phương, từ năm 1995 – 1998, huyện An Nhơn đã thực hiện chương trình Sind hoá đàn bò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, kết quả của chương trình ở giai đoạn này đã không đạt được như mong muốn. Đến năm 2002, chương trình Sind hoá đàn bò lại được UBND tỉnh Bình Định tiếp tục quan tâm trở lại. Hơn nữa, chính nhu cầu thị trường có nhiều biến đổi đã tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ về hướng sản xuất kinh doanh của nông hộ và từ đó giống bò lai ở huyện An Nhơn đã dần dần thay thế giống bò nội ở địa phương (giống bò nội chỉ còn 15%). Giống bò lai đã có mặt đều khắp trên phạm vi toàn huyện, thậm chí có 5 xã tỷ lệ lai hóa đàn bò là 100% [26].

Một nguyên nhân khác cần phải kể đến là do số cán bộ dẫn tinh bò có tay nghề giỏi được tăng lên và đã đạt được số lượng cán bộ dẫn tinh giỏi là 43 người. Bình quân mỗi xã có gần 3 dẫn tinh viên giỏi [26].

Số liệu ở bảng 3.2 cũng cho thấy, đàn bò dưới 6 tháng tuổi chiếm ưu thế với tỷ lệ 30,28%. Thấp nhất là đàn bò trên 24 tháng tuổi với tỷ lệ 16,39%. Trên nguyên tắc luân chuyển đàn bò có thể thấy bò được bán ít nhất ở lứa tuổi này. Bò vàng trên 24 tháng có số lượng thấp nhất (889con) trong tổng đàn bò. Nguyên nhân là do lỷ lệ bò lai ngày càng được tăng nhanh để thay thế cho đàn bò nội. Hơn nữa, bò cái nền mà hiện nay các nông hộ đang nuôi chủ yếu là giống bò lai có giá trị kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 72 - 74)