Quy mô lao động và đất đai ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 79 - 80)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Quy mô lao động và đất đai ở các hộ điều tra

Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò nói riêng. Nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của lao động đến hiệu quả của quá trình chuyển đổi này chúng tôi đã tiến hành điều tra về tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ của chủ hộ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, số nhân khẩu bình quân trong các nhóm hộ không lớn, khoảng 4,21 người và có khoảng 2,45 lao động trong độ tuổi (chiếm tỷ lệ 58,19%), số còn lại là người già và trẻ em, đây là lực lượng lao động phụ trong gia đình (chiếm tỷ lệ 41,81%). Kết quả kiểm định Anovar 1 nhân tố cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê vế số nhân khẩu của hộ, số lao động và số nhân khẩu / lao động giữa các nhóm hộ có và không trồng cỏ nuôi bò (p > 0,05).

Bảng 3.5: Tình hình lao động ở các hộ điều tra năm 2007

(n =240 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ có trồng cỏ Nhóm hộ không trồng cỏ B/quân chung

1.Tổng nhân khẩu b/quân Người/hộ 4,10 4,32 4,21

2.Lao động trong độ tuổi Lao động 2,41 2,5 2,45

3.Lao động ngoài độ tuổi Người 1,67 1,87 1,77

4.Số người ăn theo/số LĐ của hộ Lần 0,71 0,76 0,74

5.Trình độ chủ hộ Lớp 8,02 8,01 8,02

Trình độ văn hóa của chủ hộ phần nào tác động đến nhận thức, phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kết quả sản xuất của nông hộ. Kết quả điều tra ở 240 hộ cho thấy, trình độ chủ hộ bình quân giữa hai nhóm hộ không khác nhau nhiều, bình quân chung khoảng lớp 8,02. Với trình độ văn hóa còn thấp như vậy, có thể làm giảm đi hiệu quả của các nguồn lực mà hộ sử dụng để sản xuất. Trình độ chủ hộ giữa hai nhóm hộ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tuy nhiên, xét trên quy mô nhân khẩu và lao động thì có thể thấy mức độ khó khăn của hộ nuôi bò khi mà mỗi lao động có tới 0,71và 0,76 nhân khẩu ăn theo. Điều này cũng giải thích tại sao ở nông thôn các em nhỏ thường phải làm việc nhiều hơn và hay phải bỏ học để giúp cha mẹ trong việc chăn dắt bò.

Mặt khác qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy trong cơ cấu ngành nghề ở 240 hộ được điều tra thì tập trung chủ yếu là sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi, còn các ngành nghề khác là không đáng kể (phụ lục 1.2). Điều này cũng cho thấy trình độ kinh doanh, trình độ tổ chức lao động và nguồn thu nhập của hộ còn ở mức khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 79 - 80)