Chiphí sản xuất trung gian của hộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 89 - 94)

4. Kết cấu của luận văn

3.5.1.1.Chiphí sản xuất trung gian của hộ

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ. Sử dụng chi phí trung gian hợp lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Do vậy, muốn đánh giá được hiệu quả của việc chuyển đổi đất sản xuất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò cần phải hiểu

rõ từng khoản mục chi phí trung gian cho hoạt động trồng trọt và hoạt động trồng cỏ. Từ đó so sánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn cho từng hoạt động sản xuất, góp phần lý giải về hiệu quả kinh tế của hoạt động chuyển đổi từ đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò.

a. So sánh chi phí trung gian giữa trồng có với cây trồng khác trên đất chuyển đổi

Kết quả điều tra chi phí trung gian năm 2007 của trồng cỏ và cây trồng khác trên đất chuyển đổi được thể hiện ở bảng 3.10.

Chi phí chủ yếu trong sản xuất ngành trồng trọt là: chi phí giống, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, tiền thuê máy cày đất, tiền thuê đất, thuê máy thu hoạch và các chi phí biến đổi khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tính giá trị phân chuồng vì không có sự trao đổi hay mua bán loại phân này trong nội bộ từng hộ. Đồng thời, khi không tính chi phí đầu vào là phân chuồng cho hoạt động trồng trọt, chúng tôi cũng không tính giá trị phân chuồng do bò sản xuất ra. Vì vậy, khi dùng chi phí để so sánh hiệu quả chuyển đổi thì kết quả cuối cùng có sai số không lớn.

Số liệu từ bảng 3.10 cho thấy: Lạc 2 vụ là cây trồng có chi phí cao nhất, sau đó là lạc đông xuân – ngô hè, đến ngô 2 vụ và cuối cùng là trồng cỏ. Năm 2007, trung bình một hộ đã chi phí cho trồng lạc 2 vụ là 911 ngàn đồng/hộ; trồng lạc xuân – ngô hè là 908,18 ngàn đồng/hộ; trồng ngô là 586,09 ngàn đồng/hộ và thấp nhất là trồng cỏ nuôi bò là 274,08 ngàn đồng/hộ.

Kết quả ở bảng 3.10 cũng cho thấy, trong tổng chi phí biến động 2007 cho trồng cỏ chỉ có 2 khoản chi phí đó là phân ure và tiền thuê đất. Theo tài liệu hướng kỹ thuật trồng cỏ voi của văn phòng Dự Án bò sữa Việt Bỉ, ngoài việc bón lót bằng phân ure còn phải bón lót các loại phân như lân, kali và chỉ bón thúc phân ure sau mỗi lần thu hoạch. Vì vậy, trong tổng chi phí trung gian cho trồng cỏ (274,08 nghìn đồng/hộ) chỉ có 2 khoản chi phí trên là điều hợp lý, đây là lợi thế hơn hẳn về chi phí trung gian của trồng cỏ so với cây trồng khác.

Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế chúng tôi thấy người dân trồng cỏ theo lối sản xuất quảng canh là chủ yếu. Giống cỏ là do hộ đi xin của gia đình khác về trồng, bất

người dân chú ý nhiều, trong khi hầu hết loại đất dùng cho trồng cỏ là đất xấu và khó khăn trong việc tưới tiêu.

Nếu so sánh chi phí sản xuất trung gian giữa trồng cỏ với các cây trồng khác trên đất chuyển đổi cho thấy, ngoại trừ chi phí phân ure còn hầu hết các khoản chi phí cho trồng ngô 2 vụ, lạc 2 vụ, lac xuân – ngô hè đều cao hơn rất nhiều so với trồng cỏ (phần lớn là hơn 100%).

Từ kết quả phân tích cho thấy, trồng cỏ có chi phí trung gian thấp hơn nhiều so với cây trồng khác. Nếu chưa đề cập đến hiệu quả kinh tế thì đây là lợi thế đầu tư đối với hộ nông dân An Nhơn khi mà tiềm lực kinh tế của họ còn ở mức thấp.

Bảng 3.10: Chi phí sản xuất trung gian một số cây trồng chính ở các hộ có trồng cỏ để nuôi bò ĐVT:1.000đ/sào Chỉ tiêu Cỏ Trồng Ngô 2vụ Lạc 2 vụ Lạc Đông Xuân – Ngô hè So sánh Ngô/cỏ So sánh Lạc/cỏ Lạc – Ngô/cỏ ± % ± % ± % 1.Thuê làm đất 0 91,58 186,65 161,03 91,58 100 186,65 100 161,03 100 2.Giống 0 41,37 288,88 181,53 41,37 100 288,88 100 181,53 100 3.Ure 179,08 0 39,78 25,14 -179,08 -100 -139,30 -77,79 -153,94 -85,96 4.NPK 0 250,48 0 189,08 250,48 100 0 0 189,08 100 5.Lân 0 0 56,09 22,31 0 0 56,09 100 22,31 100 6.Thuốc sâu 0 55,96 43,38 54,96 55,96 100 43,38 100 54,96 100 7.Vôi 0 0 17,81 10,92 0 0 17,81 100 10,92 100 8.Thuỷ lơi 0 126,80 123,19 135,97 126,80 100 123,19 100 135,97 100 9.Thuê đất 95,00 0 125,00 97,00 -95,00 -100 30,00 31,58 2,00 2,11 10.Khác 0 19,90 30,22 30,24 19,90 100 30,22 100 30,24 100 Tổng cộng 274,08 586,09 911,00 908,18 312,01 13,84 636,92 132,39 634,10 131,36

b. So sánh chi phí trung gian nuôi bò giữa nhóm hộ trồng cỏ và nhóm hộ không trồng cỏ

Để tìm hiểu kỹ hơn về kết quả của quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang

trồng cỏ nuôi bò, chúng tôi tiếp tục so sánh chi phí trung gian cho chăn nuôi bò giữa

nhóm hộ có với nhóm hộ không trồng cỏ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.11 và phụ lục 1.7.

Bảng 3.11: Chi phí trung gian chăn nuôi bò của hộ có và không trồng cỏ

n = 240 hộ Chỉ tiêu BQ chung Nhóm hộ có trồng cỏ không trồng cỏNhóm hộ So sánh hộ có/ hộ không trồng cỏ GT (trđ/hộ) % (trđ/hộ)GT % GT (trđ/hộ) % ± (trđ/hộ) % I. Chi phí trung gian 12,32 100 13,03 100 11,59 100 1,44 12,4

1. Giống 11,59 94,1 12,08 92,7 10,89 94,0 1,19 10,9 2. Thức ăn : 0,58 4,7 0,80 6,2 0,56 4,8 0,24 43,6 - Thức ăn tinh 0,48 3,9 0,50 3,8 0,45 3,7 0,05 10,5 - Thức ăn thô 0,10 0,8 0,10 0,8 0,11 0,9 - 0,01 - 3,9 - Cỏ trồng - - 0,20 1,5 - - 0,20 3. Chi phí thú y 0,04 0,3 0,04 0,3 0,04 0,3 0 0

4. Lãi vay phải trả 0,11 0,9 0,11 0,8 0,10 0,9 0,01 5,7

II. Khấu hao TSCĐ 0,23 0,23 0,23 0 0

III. Tổng chi vật chất 12,55 13,26 11,82 1,44 12,2

Nguồn: Số liệu điều tra , 2007.

Kết quả ở bảng 3.11 và phụ lục 1.7 cho thấy, chi phí trung gian cho nuôi bò

bình quân chung của hai nhóm hộ là 12,32 triệu đồng/hộ; 4,63 triệu đồng/con và chi

phí chăn nuôi tăng lên theo trình độ thâm canh của chủ hộ, cụ thể là:

- Nhóm hộ có trồng cỏ, chi phí trung gian nuôi bò/hộ cao hơn nhóm hộ không trồng cỏ là 1,44 triệu đồng/hộ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,4%. Hầu hết các khoản mục trong chi phí trung của nhóm hộ trồng cỏ đều cao hơn nhóm hộ không trồng cỏ.

- Chi phí trung gian bình quân/con ở nhóm hộ có trồng cỏ là 4,72 triệu đồng/con, lớn hơn chi phí trung gian bình quân/con ở nhóm hộ không trồng cỏ (4,55 triệu đồng/con) (phụ lục 1.7).

Chi phí giống bình quân chung của cả hai nhóm hộ là 11,59 triệu đồng/hộ, chiếm 94,1% tổng chi phí trung gian và chiếm 82,38% trong tổng chi phí vật chất cho chăn nuôi bò. Điều này cho thấy tầm quan trọng của giống trong việc đầu tư chăn nuôi bò, là thách thức lớn đối với hộ khi chăn nuôi bò và là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến quy mô nuôi bò của hộ.

Chi phí trồng cỏ chỉ là 0,2 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí trung gian chăn nuôi bò (1,5%). Hầu hết các hộ mới chỉ trồng cỏ với diện tích rất ít, chi phí trồng cỏ không nhiều. Nếu tính chi phí trồng cỏ/một con bò thì cũng chỉ có 0,07 triệu đồng/con/năm (phụ lục 1.7).

Từ kết quả phân tích ta thấy, chi phí trung gian nuôi bò của nhóm hộ trồng cỏ cao hơn nhóm hộ không trồng cỏ. Điều này đã phần nào phản ánh mức độ đầu tư thâm canh của nhóm hộ nuôi bò có trồng cỏ là cao hơn nhóm hộ nuôi bò không trồng cỏ. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy trong chăn nuôi bò thì chi phí giống quyết định đến hoạt động đầu tư của hộ. Điều này cũng lý giải tại sao hộ nông dân thường nuôi với quy mô nhỏ (từ 2 – 3 con) và tốc độ tăng của đàn bò không cao.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 89 - 94)