Căn cứ để xây dựng định hướng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 112 - 113)

4. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Căn cứ để xây dựng định hướng

Thực tiễn những năm qua cho thấy, chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò là bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng "hiện đại hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, tri thức hóa nông dân", phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc xác định đúng đắn định hướng chuyển đổi phù hợp với điều kiện chung của huyện và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy hơn nữa ưu thế của việc trồng cỏ nuôi bò.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 đã xác định: "Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi. Chú trọng phát triển chăn nuôi bò với các biện pháp hợp lý.”[45].

* Căn cứ vào thực trạng chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện An Nhơn trong những năm qua

Trong những năm qua, việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn đã có những bước phát triển nhất định, số lượng diện tích trồng cỏ tăng lên, góp phần tăng sản phẩm xã hội, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, các nguồn tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày một tốt hơn. Bên cạnh những kết quả trên, quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chuyển đổi còn tuỳ tiện, quy mô nhỏ, trình độ sản xuất kinh doanh thấp, chưa kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w