Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện, bổ sung quy hoạch

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 115 - 117)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện, bổ sung quy hoạch

ngành nông nghiệp nông thôn, quy hoạch sử dụng đất trồng cỏ

Để chuyển dịch đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có cơ sở thực tiễn và có căn cứ khoa học vững chắc, giải pháp đầu tiên mang tính chất đột phá cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện là: Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội trên địa bàn toàn huyện, bổ sung quy hoạch ngành nông nghiệp phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất cho từng vùng trồng cỏ.

Hiện nay trên địa bàn huyện An Nhơn đã làm xong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất cho từng đơn vị hành chính và quy hoạch một số vùng cây con trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, do thời điểm làm công

tác quy hoạch của từng chuyên ngành trước đây so với hiện nay và cả cho những năm tiếp theo không còn phù hợp, nhất là với sự đổi mới của cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng như xã hội. Do vậy, cần phải tiến hành rà soát bổ sung, chỉnh lý lại các bước đi thích hợp với khả năng của địa phương cũng như sự giúp đở của bên ngoài.

Cho đến nay trên địa bàn huyện An Nhơn, từ thị trấn đến nông thôn, dù ở đâu, khu vực nào cũng có những chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao, hình ảnh nông thôn mới của một nền kinh tế thị trường với những chuyển biến sâu sắc và đẹp đẽ. Song tính tất yếu của xã hội khi kinh tế phát triển thì một loạt các quy luật phải phá bỏ cho phù hợp với xu thế đổi mới đó. Những dự tính, dự báo, những chiến lược sách lược đề xuất trước đây cần phải bổ sung hoàn chỉnh theo quy luật đổi mới của thị trường thì mới phù hợp vơí quá trình sản xuất. Trong điều kiện giá cả bấp bênh, thất thường, thị trường không ổn định thì công tác quy hoạch cần làm rõ quy mô vùng trồng cỏ nuôi bò, khả năng tranh chấp đất giữa cây cỏ với cây trồng khác và cỏ trồng góp phần vào quá trình bảo vệ môi trường sinh thái như thế nào.

Để chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò có hiệu quả, trước hết phải quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất đai. Những vùng có điều kiện trồng cỏ thì khuyến khích nhân dân chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò. Tuy nhiên tùy theo điều kiện sinh thái, môi trường, thổ nhưỡng từng xã mà tổ chức hoạt động trồng cỏ nuôi bò thích hợp, cụ thể là: Vùng phía Nam huyện An Nhơn, bao gồm các xã: Nhơn Tân, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa… là vùng có tiềm năng đất đai hơn so với các xã khác và tận dụng sản phẩm phụ cho chăn nuôi từ nghề nấu rượu truyền thống ở các xã này. Vì vậy vùng này cần được quy hoạch phát triển trồng cỏ và phát triển chăn nuôi bò mạnh hơn so với các xã thuộc phía Đông và phía Nam huyện.

Quy hoạch đất trồng cỏ một mặt phải phát triển đồng cỏ tập trung theo mô hình trang trại chăn nuôi bò; mặt khác phát triển rộng khắp mô hình trồng cỏ theo từng hộ chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn cho bò.

Để đạt năng suất và chất lượng cao trong việc trồng cỏ đòi hỏi phải dùng các biện pháp thâm canh cao và coi đây là con đường cơ bản lâu dài. Bởi lẽ, An Nhơn là

Bình Định (như đã phân tích ở mục 2.1.1.2). Vì vậy, cần phải xem xét và rà soát quy hoạch các vùng đất có thể trồng cỏ có hiệu quả hơn so với cây trồng khác để trồng cỏ nuôi bò. Đồng thời cũng phải tính đến khả năng trồng cỏ để bán khi nhu cầu thị trường xuất hiện và phải đảm bảo hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác.

Song song với việc quy hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ, cần có kế hoạch triển khai trồng cỏ vườn nhà mà đặc biệt là vườn tạp, trồng cỏ phân tán để tận dụng đất đai và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định (Trang 115 - 117)