4. Kết cấu của luận văn
3.5.2. Hiệu quả xã hội của việc trồng cỏ nuôi bò
Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng vậy, hiệu quả kinh tế luôn đi kèm với hiệu quả xã hội. Để đánh giá toàn diện hiệu quả của quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò, chúng tôi đã tiến hành đo lường hiệu quả xã hội thông qua các
chỉ tiêu như: hao phí về thời gian, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, quan hệ làng xóm, phân công lao động, thời gian học tập của trẻ em… Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.15.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của trồng cỏ đến các chỉ tiêu xã hội ở các hộ điều tra
(n = 240)
Chỉ tiêu nghiên cứu ĐVT Hộ có
trồng cỏ Hộ không trồng cỏ So sánh ± %
Thời gian cắt cỏ tự nhiên Giờ/ngày 2,53 3,18 -0,65 -0,20
Số tháng cắt cỏ tự nhiên tháng/ năm 5,52 5,50 0,02 0,01
Thời gian chăn bò của trẻ em Giờ/ ngày 2,63 3,33 -0,70 -0,21
Thời gian gặm cỏ của bò Giờ/ ngày 2,85 3,81 -0,96 -25,20
Số công của lao động nữ chăn nuôi bò ngày/năm 89,43 91,71 -2,28 -2,49
Số công lao động nam chăn nuôi bò ngày/năm 69,81 69,81 0,00 0,00
Số công lao động trên tuổi nuôi bò ngày/năm 86,69 87,6 -0,91 -0,01 Số công lao động trẻ em chăn nuôi bò ngày/ năm 88,06 88,97 - 0,91 - 0,01 Số công l.động phi nông nghiệp của hộ ngày/ năm 158,15 139,27 18,88 13,56
Nguồn: số liệu điều tra, 2007
Khi thực hiện một phương án sản xuất hay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, một trong những mối quan tâm là tác động của phương án sản xuất, hay kỹ thuật được chuyển giao đến các khía cạnh xã hội của nông hộ. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của trồng cỏ đến thời gian lao động cho chăn nuôi bò của trẻ em, phụ nữ cũng như nam giới. Bảng 3.15 cho thấy, không có sự khác biệt lớn về thời gian lao động của lao động nam, lao động nữ, lao động trên tuổi và lao động trẻ em cho chăn nuôi bò giữa hai loại hộ. Sự khác biệt không rõ ràng này có lẽ do diện tích trồng cỏ bình quân/hộ không lớn (bảng 3.9) Tuy nhiên, điều thú vị là hộ trồng cỏ có thời gian lao động của tất cả các loại lao động cho nuôi bò thấp hơn so với hộ không trồng cỏ nuôi bò. Điều này còn được thể hiện qua chỉ tiêu thời gian chăn bò của trẻ em/ngày. Ở hộ có trồng cỏ, trẻ em dành 2,63 giờ/ngày cho chăn dắt bò, trong khi đó đối với hộ không trồng cỏ là 3,33 giờ/ngày (P < 0,001). Cùng với tăng thu nhập hỗn
cơ hội đến trường của trẻ em. Với hai chỉ tiêu này, ta có thể kết luận rằng việc trồng cỏ nuôi bò đã có ảnh hưởng tích cực đến khía cạnh xã hội của nông hộ.
Các chỉ tiêu khác liên quan đến lao động chăn nuôi bò là số tháng cắt cỏ tự nhiên, thời gian cắt cỏ tự nhiên/ngày cho bò và thời gian gặm cỏ của bò. Hộ có trồng cỏ có thời gian cắt cỏ tự nhiên/ngày thấp hơn so với hộ không trồng cỏ. Bở lẽ, hộ có trồng cỏ thì nguồn cỏ làm thức ăn cho bò chủ yếu dựa vào nguồn cỏ trồng và các phụ phẩm từ trồng trọt, trong khi đó hộ không trồng cỏ nguồn cỏ là dựa vào nguồn cỏ tự nhiên và các phụ phẩm từ trồng trọt (P < 0,001). Trồng cỏ còn làm giảm thời gian gặm cỏ của bò ở bãi chăn (2,85 so với 3,81 giờ/ngày), qua đó làm giảm thời gian chăn dắt bò.
Thông thường người ta chấp nhận rằng áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp làm thay đổi thời gian lao động phi nông nghiệp của nông hộ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi không phát hiện sự sai khác rõ ràng về thời gian dành cho lao động phi nông nghiệp giữa hộ có trồng cỏ và hộ không trồng cỏ. Điều này cho thấy, mặc dù trồng cỏ tiêu tốn một lượng thời gian nhất định, nhưng xét về mặt tổng thể lao động cho nuôi bò của hộ thì trồng cỏ đã tiết kiệm được thời gian dành cho chăn nuôi, đặc biệt là lao động trẻ em và không làm tiêu hao nguồn lao động cho các hoạt động sản xuất khác.
Cũng ở khía cạnh xã hội khác, qua điều tra 120 hộ có trồng cỏ nuôi bò đã có 109 hộ cho rằng nhờ trồng cỏ nuôi bò đã làm giảm việc bò phá hại kết quả sản xuất của gia đình khác, 93 hộ cho rằng giảm được sự hư hỏng các công trình giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi do bò đi lại, bởi họ nhốt bò tại chuồng nhiều hơn. Tất cả những vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ vững tình làng nghĩa xóm, góp phần tích cực vào việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới và ổn định chính trị xã hội nông thôn. Thế nhưng, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm thấy hiệu quả rõ ràng về nhận thức khoa học kỹ thuật tiên tiến đối với hộ do trồng cỏ nuôi bò đem lại.
Ảnh hưởng của trồng cỏ đến các chỉ tiêu môi trường cũng đã được tiến hành nghiên cứu. Kết quả trình bày ở bảng 3.16 cho thấy, hộ có trồng cỏ sử dụng một lượng phân urê và phân hóa học ngoài urê như kali, lân cao hơn nhiều so với hộ không trồng cỏ. Sự khác biệt về lượng phân hóa học dùng cho trồng trọt phần lớn là do hoạt động trồng cỏ tạo nên. Lượng phân urê dùng cho một sào cỏ là 43,7 kg/năm, cao gấp khoảng 6,7 lần so với trồng lúa. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, đặc biệt là sự mất cân bằng giữa 3 nguyên tố N, P và K trong đất. Kết quả điều tra cho thấy, 93% số hộ cho rằng nếu không có biện pháp canh tác hợp lý thì trồng cỏ sẽ tạo nên sự thoái hóa đất. Một trong những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của trồng cỏ đến chất lượng đất là sử dụng phân chuồng để cải tạo đất. Điều này có thể được khẳng định thông qua kết quả ở bảng 3.16. Lượng phân chuồng dùng cho trồng trọt, trong đó hộ trồng cỏ cao hơn so với hộ không trồng cỏ.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của trồng cỏ đến các chỉ tiêu về môi trường
ĐVT: kg/năm Chỉ tiêu nghiên cứu trồng cỏHộ có Hộ không trồng cỏ So sánh
± %
Phân chuồng dùng cho trồng trọt 4252,37 4183,08 69,29 1,67
Phân Ure dùng cho trồng trọt 66,42 27,60 38,82 40,65
Phân hóa học khác dùng cho trồng trọt 34,19 25,15 9,04 35,94
Nguồn: số liệu điều tra, 2007
Tuy nhiên, qua điều tra chúng tôi thấy 96% số hộ được điều tra cho rằng trồng cỏ nuôi bò sẽ sử dụng ít hơn thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do hộ nông dân chưa bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho trồng cỏ. Chính điều này đã làm giảm ô nhiễm nước, giảm ô nhiễm đất và bảo vệ được các thiên địch có lợi…. Mặt khác, trồng cỏ nuôi bò cũng phần nào làm tăng mức độ đa dạng của hệ sinh thái. Cũng nhờ trồng cỏ mà bò được nuôi nhốt là chủ yếu, làm cho 100% hộ nông dân được điều tra đã tập trung được lượng phân bò xây dựng bếp sử dụng bioga vừa tăng
Tóm lại: trồng cỏ voi (pennisetum purpureum) để nuôi bò đã có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Ở An Nhơn, hộ có trồng cỏ có thu nhập hỗn hợp bình quân từ chăn nuôi bò cao gấp 1,59 lần so với hộ không trồng cỏ (3.032,56 so với 1.899,47 ngàn đồng/hộ/năm). Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bò trên đồng vốn đầu tư, trên khẩu, trên lao động của hộ có trồng cỏ cao hơn hộ không trồng cỏ tương ứng là 0,10 lần; 308,98 ngàn đồng/năm và 580,8 ngàn đồng/năm (bảng 3.12). Ngay trong nội bộ nhóm hộ có trồng cỏ thì hiệu quả trồng cỏ nuôi bò cũng cao hơn so với các cây trồng khác trên đất dùng để chuyển đổi. Trồng cỏ đã giảm thời gian lao động cho nuôi bò, như giảm thời gian chăn dắt, thời gian cắt cỏ tự nhiên, số tháng cắt cỏ tự nhiên. Đặc biệt trồng cỏ nuôi bò đã làm giảm thời gian lao động chăn nuôi bò cho trẻ em so với không trồng cỏ (2,63 giờ/ngày so với 3,33 giờ/ngày). Trồng cỏ làm tăng lượng phân hóa học dùng cho trồng trọt và do vậy có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng đất. Ảnh hưởng này đã được khắc phục bằng cách tăng lượng phân chuồng bón cho trồng trọt. Tuy nhiên, trồng cỏ nuôi bò giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Đồng thời trồng cỏ nuôi bò cũng có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu xã hội và môi trường khác.
3.6. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ NUÔI BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN
Từ những kết quả điều tra tại các hộ, cùng với việc tiến hành thảo luận nhóm và bằng phương pháp chuyên gia, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan, chúng tôi đã xác định được một số khó khăn chính trong việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của hộ nông dân An Nhơn như sau:
1) Khó khăn nhất của các hộ hiện nay là giá bò chưa thật hấp dẫn và có khi xuống thấp nên chăn nuôi bò ít có hiệu quả. Vì vậy, các hộ chưa thực sự hứng thú khi chuyển đổi. Thêm vào đó nhận thức của hộ về vấn đề này chưa được đầy đủ. Đây là khó khăn chính làm cho quá trình chuyển đổi ở các hộ diễn ra chậm.
2) Thiếu vốn: Do trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò đòi hỏi chi phí đầu tư cao, vì ngoài đầu tư cho trồng cỏ còn phải đầu tư cho chăn nuôi bò, nhất là chi phí con giống. Một lẽ tất yếu hiện nay ở An Nhơn là không nuôi bò thì không có trồng cỏ (An Nhơn chưa diễn ra việc trồng cỏ để bán). Đặc biệt lượng vốn cần thiết để đầu tư với quy mô từ 4 con bò trở lên là vấn đề không đơn giản đối với nông hộ ở huyện An Nhơn, khiến họ không muốn thực hiện chuyển đổi.
3) Chính sách quy hoạch chưa cụ thể: Tuy chính quyền địa phương đã có quy hoạch vùng chuyển đổi nhưng chỉ mới có ở một số ít thôn, còn phần lớn vẫn chưa có quy hoạch cụ thể. Vì vậy, có hộ dù muốn chuyển đổi cũng chưa mạnh dạn chuyển đổi vì họ sợ bị trâu bò hộ khác phá hại. Đây cũng là lý do làm cho một số nơi đến nay vẫn chưa trồng cỏ được.
4) Chăn nuôi bò có phát triển nhưng chưa thực sự mạnh mẽ: Do diễn biến phức tạp về dịch bệnh nên số lượng đàn bò có khi tăng chậm. Thêm vào đó, giá cả thức ăn cho chăn nuôi bò liên tục tăng lên, người nuôi bò không yên tâm nên họ không muốn chuyển đổi.
5) Xu hướng chuyển dịch phương thức chăn nuôi bò sang nuôi bán thâm canh còn chậm: Hầu hết các nông hộ quen với cách nuôi bò truyền thống theo lối quảng canh và chăn thả tự do. Họ chưa quen với xu hướng nuôi bán thâm canh có đầu tư này. Vì vậy, họ chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc trồng cỏ để nuôi bò.
6) Quỹ đất của hộ hạn chế, vì vậy họ chỉ chuyển đổi một phần nhỏ, còn phải để đất sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình. Họ chỉ chuyển những diện tích đất xấu, kết quả sản xuất trồng trọt bấp bênh sang trồng cỏ. Điều này làm cho diện tích cỏ trồng tăng chậm và năng suất cỏ không cao.
7) Chương trình Sind hóa đàn bò trong đó có vấn đề trồng cỏ nuôi bò trước đây ở Bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng đã không đạt được kết quả như mong
muốn, làm ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân và do đó họ chưa quan tâm nhiều đến việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ chăn nuôi bò.
CHƯƠNG IV
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG TRỌT SANG TRỒNG CỎ CHĂN NUÔI
BÒ Ở HUYỆN AN NHƠN
4.1.1. Những quan điểm vận dụng vào quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏnuôi bò trồng cỏnuôi bò
Thứ nhất: Trồng cỏ là quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là mục tiêu của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, cần tránh nhìn nhận thái quá dẫn đến tình trạng hình thành diện tích trồng cỏ bằng mọi giá, theo phong trào, chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng hoặc phủ nhận việc tổ chức sản xuất kinh doanh các cây trồng hoặc ngành nghề khác.
Thứ hai: Trồng cỏ nuôi bò phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, của địa phương theo định hướng thâm canh, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Thứ ba: Trồng cỏ nuôi bò phải gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ tư: Trồng cỏ nuôi bò trên cơ sở vừa phát huy triệt để nội lực tại chỗ trong dân vừa thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.
Thứ năm: Đa dạng hoá việc tổ chức trồng cỏ, kết hợp tổ chức sản xuất quy mô lớn, vừa, nhỏ và trồng phân tán. Từ nay đến năm 2015 chủ yếu tập trung trồng cỏ với quy mô vừa và nhỏ. Kết hợp giữa trồng cỏ ở trang trại gia đình và từng hộ nhỏ lẻ.
4.1.2. Căn cứ để xây dựng định hướng
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò là bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng "hiện đại hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, tri thức hóa nông dân", phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc xác định đúng đắn định hướng chuyển đổi phù hợp với điều kiện chung của huyện và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy hơn nữa ưu thế của việc trồng cỏ nuôi bò.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 đã xác định: "Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi. Chú trọng phát triển chăn nuôi bò với các biện pháp hợp lý.”[45].
* Căn cứ vào thực trạng chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện An Nhơn trong những năm qua
Trong những năm qua, việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn đã có những bước phát triển nhất định, số lượng diện tích trồng cỏ tăng lên, góp phần tăng sản phẩm xã hội, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, các nguồn tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày một tốt hơn. Bên cạnh những kết quả trên, quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chuyển đổi còn tuỳ tiện, quy mô nhỏ, trình độ sản xuất kinh doanh thấp, chưa kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4.1.3. Phương hướng chủ yếu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 17 xác định: "Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn với việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Gắn nền sản xuất hàng hóa của An Nhơn với thị trường trong nước, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó lấy xuất khẩu hàng nông sản làm trọng tâm, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế