Kênh phân phố

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 29 - 32)

Hệ thống phân phối trên thị trường EU về cơ bản giống như hệ thống phân phối của một quốc gia. Hệ thống này cũng bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tuy nhiên, đây là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới với sự tham gia của nhiều thành phần: Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập...trong đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

Các Công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình chiều ngang gồm: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, của hàng...Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng của mình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Do vậy, họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn:

- Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.

- Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Ngoài 2 hình thức phân phối trên các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối của nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất khác của nước nhập khẩu. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở mỗi nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh phân phối thích hợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềm năng. Ví dụ, để xuất khẩu sang Đức, doanh nghiệp có thể sử dụng kênh phân phối: đại lý của nhà xuất khẩu, trung tâm thu mua, nhà bán lẻ độc lập. Khi xuất khẩu sang Bỉ hay Hà Lan, kênh phân phối nên sử dụng là nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, cửa hàng bán lẻ độc lập. Khi xuất khẩu sang EU các doanh nghiệp cần tiếp cận những trung tâm thu mua lớn như các trung tâm Bigr, Eurogroup, Mero, Tengel man, Rewe, Aldi, Edeka của Đức; trung tâm Carrefour, Intermarcher, Promodex của Pháp; trung tâm Saibury của Anh; Deurobuying của Thụy Sỹ; Cem của Bỉ; Naf của Đan Mạch và Era của Lucxamburg. Những trung tâm này thường tập trung từ 50 nhà phân phối trở lên, hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm, kiểm soát 2/3 lượng thực phẩm Châu Âu [20].

Tóm lại, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là một hoạt động tăng thu ngoại tệ; phát triển làng nghề truyền thống; tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế; góp phần phát triển du lịch địa phương; là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt động này chịu tác động bởi các nhóm nhân tố về kinh tê - văn hóa - xã hội; về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý; về thị trường và các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

mới chỉ đạt 235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56%. Các mặt hàng xuất khẩu chính là gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ, thảm, thêu ren. Các thị trường xuất khẩu chính hiện nay là EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.

cHương ii

Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của việt Nam sang thị trường eu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w