Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 40 - 43)

1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Pháp (24,57%), tiếp đến là Đức (14,71%), Hà Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ (10,43%), Italia (7,44%), Tây Ban Nha (6,72%). Đây là những thị trường truyền thống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta sang những thị trường này luôn tăng trưởng đều. Các nước còn lại của EU trong bảng 2.2 trên bao gồm 10 quốc gia là Síp, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường này chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn (1,78%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường không lớn và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới đang dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước này. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình tại các thị trường nhập khẩu truyền thống Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Bỉ...và cần xây dựng các chiến lược thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước thành viên mới của EU đặc biệt là 2 thành viên mới kết nạp của EU là Bungari và Rumani.

ii. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU thị trường EU

1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thủ công mỹ nghệ

Tiềm năng của ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội và cần được phát triển hơn nữa. Do vậy, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành cũng đã có nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích ngành nghề này phát triển.

Ngày 24/1/2000, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Quyết định này đã có những qui định cụ thể đổi với từng lĩnh vực như đất đai, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, cá chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại [17]. Hiện nay, một số bộ, ngành liên quan đang cụ thể hóa mức độ và thủ tục thực hiện. Theo thông tư số 61/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm [1]. Tiếp theo, Thông tư số 62/2002/TT-BTC của Bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi phí hoa hồng môi giới xuất khẩu. Theo thông tư này thì các khoản chi này sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng được hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được chính phủ khai thông qua Quyết định 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp. Như vậy, theo qui định hiện hành các dự án đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp còn được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước [16].

Ngoài ra, theo nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 thì các chủ thể được xuất khẩu trực tiếp đã được mở rộng “khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh’’. Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay ủy thác xuất khẩu. Một chính sách xuất khẩu rất cụ thể nữa đã được

áp dụng là chính sách thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo 5 tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo qui định.

Tháng 5/2001, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương Mại) đã trình Chính phủ đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó các sản phẩm gỗ, gốm sứ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, thêu ren thổ cẩm, hàng chạm bạc, đúc đồng được đặc biệt ưu đãi khuyến khích xuất khẩu; ưu đãi các dự án thành lập mới; các dự án đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất; giảm 50% hoặc miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất từ 3-13 năm trong thời gian thực hiện dự án, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ 50% chi phí thuế gian hàng trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế (miễn 100% nếu doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất trị giá trên 20.000 USD).

Ngày 10/5/2007 tại Hà Nội, Ban vận động thành lập Hiệp hội đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007-2012 và Lễ thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) theo Quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đây là một cầu nối cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ nay cho đến 2010, VietCraft sẽ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực trên cơ sở các nhu cầu thực tế và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng rõ ràng, đồng thời phối hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến xúc tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để có thế hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu, phân phối quốc tế có nhu cầu tìm hiểu, hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam, trong năm 2008, VietCraft sẽ tổ chức một hội chợ quốc gia về hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất, quà tặng Việt Nam mang tầm quốc tế [22].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 40 - 43)