1. Giải pháp về phía Nhà nước
1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường
- Tạo lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp, thị trường EU.
Bộ Công Thương cần thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước EU, đại diện thương mại của các nước EU tại Việt Nam để có những thông tin kịp thời về thị trường EU. Mặt khác cần khai thác hiệu quả đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu, am hiểu EU để dự báo một cách kịp thời và chính xác về xu hướng và những thay đổi của thị trường EU đối với những sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Thông qua mạng lưới này, Bộ cũng giới thiệu được cho các doanh nghiệp Việt
Nam những khu vực thị trường hấp dẫn trong EU chưa được khai thác. Ví dụ như thị trường Lucxembua là một thị trường nhỏ nhưng thu nhập bình quân cao nhất thế giới, tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng rất lớn và hiện nay họ bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Bộ cũng cần thông qua Vụ xuất nhập khẩu tích cực tạo lập nguồn thông tin hai chiều, thị trường EU và sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Bộ phải giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam biết rõ về thị trường EU từ các hệ thống ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi hạn ngạch, thủ tục xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả trên thị trường, và nhất là đối với việc xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thì những thông tin về giá cả của các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan cũng rất quan trọng. Ngược lại, Bộ cũng cần thông tin cho khách hàng EU hiểu về chủng loại mẫu mã, giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Bộ nên đẩy mạnh tổ chức chương trình giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trường EU dưới hình thức triển lãm, hội chợ. Đây sẽ là một dịp, một cơ hội thuận tiện cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá được sản phẩm của mình và mở rộng thị trường, tìm kiếm được những bạn hàng, những đối tác làm ăn mới.
- Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các nước thành viên của EU.
Bộ nên định hướng cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tham gia vào những hội chợ chuyên ngành có hiệu quả và hữu ích với từng chủng loại sản phẩm và từng kênh phân phối. Các hội chợ chuyên ngành như Expo Hannover (tại thành phố Hannover, Cộng hoà liên bang Đức), hội chợ Paris, hội chợ Europortenariat, hội chợ Frankfut là những hội chợ rất lớn, thu hút nhiều nhà nhập khẩu từ các thị trường thuộc EU và cả ở những thị trường khác đến tham dự. Đáng tiếc là các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính yếu nên rất khó khăn trong
việc tham gia những hội chợ này. Vì vậy tuy Bộ Thương mại định hướng, hướng dẫn tìm kiếm hội chợ thị trường nhưng nhà nước cần có những dự án hỗ trợ tài chính cho các họat động tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp