Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 34 - 39)

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang EU các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ và thảm. Bên cạnh những mặt hàng này, Việt Nam cũng xuất khẩu sang thị trường này các sản phẩm thêu ren, đồ trang sức vàng- bạc, đồ đồng...

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2006

38.70% 28.40% 14.60% 4.50% 13.80% Gèm sø M©y tre ®an S¬n mµi mü nghÖ Thªu

Kh¸c

Nguồn: Bộ Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang EU thì gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,8%), tiếp đến là mây tre đan (28,4%), sơn mài mỹ nghệ (13,8%), thảm (4,6%). Gốm sứ là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta sang thị trường này. Tuy nhiên gần đây các mặt hàng mây tre đan đang ngày càng được người dân EU ưu chuộng do sự đa dạng về chủng loại với kiểu dáng độc đáo.

Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 7 tháng 2007

Mặt hàng Tỷ trọng (%) Mành trúc 2,7 Mây tre lá kết hợp 10,8 Nón lá 1,3 Thảm 2,3 Hàng đay đan 0,5 Hàng tre đan 18,6 Hàng sơn mài 1,6 Hàng cói đan 4,4 Hàng mây đan 25,1 Chiếu 0,6 Lục bình,lá buông 24,9

Dây chuối đan 1,9

Loại khác 8,0

Tổng 100,0

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng mây tre lá,thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu sang EU thì hàng mây đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%). Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng đạt những kết quả đáng kể. Ước tính trong tháng 7 - 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây đan của Việt Nam vào thị trường EU đạt 2,8 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 6. Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường EU đạt 13,2 triệu USD, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2006. Đáng chú ý là từ đầu năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế mây của Việt Nam vào thị trường EU liên tục tăng mạnh. Trong 20 ngày đầu tháng 7, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế mây vào thị trường EU đạt 1,8 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 6. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn rất nhiều đơn đặt hàng đang thực hiện, do đó dự báo trong

những tháng tới, kim ngạch xuất khẩu ghế mây vào thị trường EU sẽ tiếp tục tăng mạnh. Như vậy, hiện nay nhu cầu về mặt hàng ghế mây tại thị trường EU đang rất cao, các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Kế sau mặt hàng ghế mây là mặt hàng lục bình, lá buông với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 10,3 triệu USD, tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chậu đan bằng lục bình đạt 2,4 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2006. Đây là mặt hàng rất được ưa chuộng tại thị trường Đức. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Đức đạt 2,5 triệu USD, tăng 54,71% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam do có nguồn nguyên liệu trong nước khá phong phú và có nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Trong các sản phẩm mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu sang EU thì hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%), tiếp đến là hàng lục bình lá buông, hàng tre đan (18,6%), hàng mây tre lá kết hợp (10,8%). Có thể thấy các sản phẩm làm từ chất liệu mây rất được ưu chuộng tại thị trường này. Tuy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh trong thời gian qua nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Nguyên nhân là do các sản phẩm này chất lượng kém và không đồng đều, vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã của người tiêu dùng EU. Ngoài ra, nguyên liệu thực vật do chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có sự thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng đã góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt, lô xấu lẫn lộn. Hơn nữa, thuế doanh thu với đặc điểm thuế chồng lên thuế, phí vận tải với cách tính cước theo khối đối với hàng cồng kềnh cũng là những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh qua giá của các mặt hàng này trên thị trường EU. Nếu có những

giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải thiện mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại hàng xuất khẩu này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 34 - 39)