Nguồn nhân lực trình độ còn thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 51 - 52)

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.4. Nguồn nhân lực trình độ còn thấp

Nói đến nguồn nhân lực phục vụ cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chúng ta có thể chia thành nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được đánh giá là rẻ, dồi dào, không mất nhiều thời gian đào tạo bởi phần lớn là do vừa học vừa làm, tự đào tạo. Bên cạnh đó, đây là những lao động rất khéo tay, chịu khó, ham học hỏi. Tuy nhiên, họ lại có những hạn chế lớn gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế nói chung như tác phong và tư duy của người sản xuất nhỏ, chưa quen với nền kinh tế thị trường và tác phong công nghiệp, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự chia sẻ và kỹ năng làm việc theo nhóm. Một hạn chế nữa của nguồn nhân lực phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là thợ

thủ công phổ thông, số lượng nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường.

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn yếu về nghiệp vụ ngoại thương. Để ký kết và thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các nhân viên xuất nhập khẩu cần thực hiện tốt các giai đoạn từ đàm phán, ký hợp đồng xuất khẩu đến ký hợp đồng thu mua hàng hóa trong nước, rồi đến giai đoạn thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong các công đoạn trên công đoạn quan trọng nhất là thu thập thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác để ký các hợp đồng xuất khẩu. Đây cũng là khâu mà các nhân viên xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta yếu nhất. Bên cạnh đó, việc yếu về ngoại ngữ cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc tìm hiểu thị trường, thực hiện việc ký kết hợp đồng ngoại thương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 51 - 52)