Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 78 - 79)

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.4.Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác

Gần đây, vấn đề năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam liên tục được đề cập trên các kênh thông tin đại chúng. Có nhiều yếu tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh này nhưng yếu tố quyết định vẫn thuộc về bản thân doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có tên tuổi và bề dày hoạt động, việc thực hiện được các mục tiêu này là một thách thức lớn. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vấn đề này càng trở nên nặng nề và khó khăn hơn rất nhiều. Theo tác giả, một trong các cách thức hiệu quả cho các doanh nghiệp này là cần liên kết với các doanh nghiệp khác trong đó bao gồm liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác và liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia.

- Liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và đạt được khả năng cạnh tranh quốc tế đều phải có mối liên kết chặt chẽ với kinh tế vùng, trong đó đặc biệt là liên kết các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động, nhà xưởng đất đai, máy móc thiết bị...Sự liên kết này càng chặt chẽ càng giúp cho doanh nghiệp ổn

định được các yếu tố đầu vào chủ động trong sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, giá cả.

Một đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đó là năng lực sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ những đơn đặt hàng với giá trị lớn. Khi các doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau họ có thể cùng nhau hợp tác để thực hiện được các hợp đồng này mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mình và góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động.

- Liên kết với các tập đoàn đa quốc gia

Kênh phân phối chủ yếu tại thị trường EU là thông qua các trung tâm thu mua của các tập đoàn đa quốc gia. Do đó muốn thâm nhập vào thị trường này các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải trở thành nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia này. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và thiết lập mối quan hệ lâu dài với các tập đoàn này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 78 - 79)