Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 79 - 84)

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.5. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)

(VietCraft)

Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thành lập vào 10/5/2007 theo quyết định số 302/QĐ- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Tính đến thời điểm này, VietCraft đã có 137 doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước đã đăng ký tham gia, trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. VietCraft thu hút được 60 thành viên tại thành phố Hồ Chí Minh, 38 thành viên tại Hà Nội, 12 thành viên tại tỉnh Bình Dương, 14 thành viên tại tỉnh Hà Tây, 20 thành viên tại tỉnh Quảng Nam...Trở thành viên của Hiệp hội VietCraft, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích.

- Về công tác xúc tiến thương mại

VietCraft giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại. Hiệp hội đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham dự hội chợ vàng thủ công mỹ nghệ tại Las Vegas vào tháng 7/2007 và Hội chợ Thủ công mỹ nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2007. Mục đích của 2 hội trợ này nhằm cung cấp thông tin cập nhật về hàng thủ công mỹ nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam và các nhà nhập khẩu, phân phối nước ngoài. Ngoài ra VietCraft sẽ tiến hành xây dựng hoàn thiện website thông tin về các thị trường tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ, Canada...và xây dựng một thư viện chuyên ngành của lĩnh vực ngành hàng hàng thủ công mỹ nghệ mỹ của Việt Nam và thế giới. Bước đầu, thư viện này sẽ có tối thiểu 700 đầu sách tham khảo về kỹ thuật sản xuất các mặt hàng thủ công trên thế giới, thông tin thị trường, tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin trực tuyến...Trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các thông tin để có thế xây dựng chiến lược xuất khẩu riêng của mình.

- Về mẫu mã sản phẩm

Nhằm phát triển khâu thiết kế mẫu mã, cũng trong năm 2007, Ban chấp hành VietCraft sẽ tiến hành xây dựng một phòng trưng bày các sản phẩm thiết kế mới nhất theo thị hiếu của thị trường cho từng nhóm sản phẩm của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và hình thành một mạng lưới các nhà tư vấn thiết kế chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp. Về khâu thực hành thiết kế mẫu mã, 2 khóa đào tạo về thiết kế do các chuyên gia thiết kế nước ngoài trực tiếp đảm nhiệm để hướng doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là EU, Mỹ và Nhật Bản sẽ được tổ chức lần lượt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Về phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững

Trong thời gian tới, VietCraft sẽ khảo sát về thực trạng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, đất sét, gỗ, đá và tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ và các

chương trình đào tạo, dự án tài trợ quốc tế. Song song với việc làm này, các trung tâm nghiên cứu và phát triển chuyên ngành về lĩnh vực ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (thiết bị, chế biến, thiết kế...) được thành lập để có thể làm chủ được các kỹ thuật xử lý và chế biến nguyên liệu để có chất lượng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu của từng thị trường cụ thể.

Tóm lại, để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU, Nhà nước và doanh nghiệp cần có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như duy trì và tăng thị phần của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường này. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, giải pháp về cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng lực sản xuất qua đó tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chiến lược xúc tiến thương mại phát triển thị trường của Nhà nước sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các nhà nhập khẩu, phân phối của EU.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần chủ động xây dựng những giải pháp riêng cho mình để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU. Điều quan trọng nhất là cần vận dụng có hiệu quả giải pháp marketing xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường đến sản xuất sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, tìm ra kênh phân phối và xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu; xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khách để tăng qui mô sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft) là lựa chọn thông minh cho mỗi doanh nghiệp trong xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển.

Kết luận

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt và được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó EU là thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng này. Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU đã thực sự đi vào thế ổn định và ngày một phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Vi

ệt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta tăng trưởng nhanh với tốc độ 18,36% trong giai đoạn 2001- 2006. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà ta có khả năng xuất khẩu và tiềm năng nhập khẩu của EU còn lớn thì ta lại chưa khai thác hết được như gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ...Để có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về kim ngạch, tăng khối lượng xuất khẩu, tạo vị trí vững chắc trên thị trường EU, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trên tất cả các khâu từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và hậu mãi. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác cũng là biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và chính sách vĩ mô ngày càng ổn định, rõ ràng và thông thoáng, năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ được nâng cao, không những trụ vững trên thị trường EU nói riêng mà ngày càng vươn mạnh ra thị trường thế giới.

Luận văn đã khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ thời kỳ 1975 đến nay và trình bày một số đặc điểm của thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU. Đồng thời, luận văn phân tích chung tình hình xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU cùng với những điểm thuận lợi và khó khăn các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này. Phần cuối của luận văn là các giải pháp đề xuất để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU đối với các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và các nhà chuyên môn để luận văn thiết thực hơn trong việc áp dụng vào công việc thực tiễn và mở rộng nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn - ThS. Nguyễn Trọng Hải cùng các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu hoàn thành luận văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w