Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 47 - 49)

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

Phần lớn nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là nguyên liệu tại chỗ như mây, tre, lứa, đất sét, cói...phần nhập khẩu không đáng kể (trừ mặt hàng gỗ phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu). Để theo kịp xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi và đem lại sự sáng tạo cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã khai thác

được các nguyên liệu mới mà thực chất đã rất quen thuộc với người dân như mành trúc làm từ hoa mía, các sản phẩm đan từ sợi lục bình hay cỏ tết bện...Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi trong khi không có kế hoạch phục hồi đang là nguy cơ rất lớn gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trong tương lai. Nhiều khu rừng tre, trúc, vầu đang bị khai thác cạn kiệt. Chính vì vậy làm giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh về giá cả. Nếu không có giải pháp kịp thời cho vấn đề này thì trong tương lai không xa Việt Nam sẽ giống như một số nước Châu á hiện nay là không còn nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Nhu cầu nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu hiện nay chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, lượng gỗ khai thác tự nhiên không đủ sử dụng còn gỗ rừng trồng thì chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất dăm gỗ và ván nhân tạo. Trong tương lai nhu cầu về sản phẩm gỗ sẽ tăng nhanh ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong nước khi thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện thì yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm gỗ ngày càng một tăng cao. Theo tính toán của “Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam” từ nay đến 2010 hoặc lâu hơn chút nữa, thì tỷ lệ 20% nguyên liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu hàng năm từ nguồn trong nước mà chủ yếu là rừng trồng sẽ tiếp tục bị thu hẹp vì tiến độ rừng trồng và phát triển rừng không nhanh bằng tiến độ phát triển ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu và kể cả tiến độ phát triển nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn nữa cây gỗ rừng trồng cũng phải có tuổi đời và độ lớn nhất định mới dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu được [11]. Chính vì vậy mà nhiều năm nữa Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu với số lượng lớn. Đây là một vấn đề đau đầu đối với các nhà sản xuất, kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu vì sẽ vô cùng bị động và bấp bênh, nguồn cung cấp không ổn định, giá cả lại thường xuyên biến động với xu thế ngày càng tăng cao [8]. Do đó, việc xây dựng các chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu gỗ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy

mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w