Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 39 - 40)

Thị trường EU là một thị trường chung của 27 quốc gia. Các quốc gia này có đặc điểm chung về chính sách nội khối và chính sách đối ngoại tuy nhiên mỗi nước có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, dân số, thị hiếu tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng...Chính vì vậy mà tình hình xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng sang các quốc gia thành viên này cũng có sự khác biệt.

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU năm 2006

STT Thị Trường (Triệu USD) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 Pháp 62,41 24,57 2 Đức 37,36 14,71 3 Hà lan 29,51 11,62 4 Anh 27,99 11,02 5 Bỉ 26,49 10,43 6 Italia 18,90 7,44 7 Tây Ban Nha 15,93 6,27 8 Thụy Điển 12,88 5,07 9 Đan Mạch 10,44 4,11 10 Hi Lạp 2,39 0,94 11 Phần Lan 2,11 0,83 12 Bồ Đào Nha 1,04 0,41 13 Ailen 0,97 0,38 15 áo 0,85 0,33 14 Lucxambua 0,23 0,09 16 Các nước còn lại của EU 4,52 1,78 Tổng 254 100,00

Nguồn: Bộ Công Thương

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là Pháp (24,57%), tiếp đến là Đức (14,71%), Hà Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ (10,43%), Italia (7,44%), Tây Ban Nha (6,72%). Đây là những thị trường truyền thống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta sang những thị trường này luôn tăng trưởng đều. Các nước còn lại của EU trong bảng 2.2 trên bao gồm 10 quốc gia là Síp, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường này chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn (1,78%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường không lớn và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới đang dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước này. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình tại các thị trường nhập khẩu truyền thống Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Bỉ...và cần xây dựng các chiến lược thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước thành viên mới của EU đặc biệt là 2 thành viên mới kết nạp của EU là Bungari và Rumani.

ii. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 39 - 40)