Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 52 - 56)

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế

- Thiếu thông tin thị trường

Một trong những điểm yếu của sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang EU là khâu marketing xuất khẩu. Nó bao hàm từ việc nắm bắt các thông tin thị trường như nhu cầu (số lượng, chất lượng, mẫu mã, vòng đời sản phẩm...), giá cả, chính sách, luật lệ, phân phối, đối thủ cạnh tranh...đến việc quảng bá sản phẩm vào thị trường. Khả năng thực hiện marketing xuất khẩu của các đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam quá yếu trong khi hỗ trợ của các cơ quan chức năng lại chưa thực sự trọng điểm. Việc nắm bắt các thông tin thị trường không tốt sẽ dẫn đến việc không dám quyết định hoặc quyết định không đúng trong sản xuất, xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu. Theo số liệu điều tra của dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp nông thôn Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tới 84,9% làng nghề gặp khó khăn về thông tin thị trường như thông tin về mẫu mã, giá cả, chất lượng...của hàng hóa cũng như xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường, bản sắc dân tộc và văn hóa đặc trưng riêng của từng thị trường nước thành viên của EU.

Điều này là hạn chế chung của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ thông tin từ phía Nhà nước hay các tổ chức chuyên nghiệp còn hạn chế.

- Yếu về thiết kế kiểu dáng sản phẩm

Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị thực thu cao. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn yếu về khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Một khảo sát của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, khi mà thị trường, nhất là thị trường các nước phát triển ngày càng bão hòa với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ lạ chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, chưa tạo được sức cạnh tranh. Vài năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam rất được người dân EU ưa chuộng do tính chất mới là và rẻ nhưng đến nay sức hấp dẫn đã bị giảm nhiều mà nguyên nhân chính là trong suốt thời gian qua rất nhiều mẫu mã của chúng ta không có sự thay đổi. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và nếu không có những thay đổi kịp thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này có thể bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU đạt được những kết quả đáng kể về mặt kim ngạch xuất khẩu cũng như việc tạo được vị thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU. Nhưng đến nay, các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường nhất là nghiên cứu thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Hệ quả của việc này là rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không có những công dụng rõ nét và chưa hướng tới những thị trường cụ thể.

Trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn rất yếu về khâu thiết kế thì các đối thủ cạnh tranh được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà thiết kế cấp quốc gia gắn kết với khu vực hàng thủ công mỹ nghệ. Điển hình như trường hợp của Thái Lan, chính sách “một làng, một sản phẩm” do Thủ tướng Thaksin đề xuất còn có một phần hỗ trợ về thiết kế cho sản xuất. Đồng thời cũng

thành lập các việc lưu trữ các thiết kế của nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cả những báo cáo về xu hướng thay đổi, sách thiết kế, catalô sản phẩm va lưu giữ cả những sản phẩm gốc. Hay các nước phát triển như Pháp, Đức...thì họ luôn có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam để xuất khẩu như Công ty Sơn mài Mới, Công ty Khánh Hương...cũng có riêng một đội ngũ thiết kế sản phẩm theo mẫu khách hàng yêu cầu. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học tập và cố gắng rất nhiều.

Nhìn chung, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 - 2006 tăng trưởng nhanh với tốc độ 18,36%. Trong sáu tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU đạt 162 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ, thảm. Thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là Pháp, tiếp đến là Đức, Hà Lan, Anh, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam liên tục tăng là do Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng này. EU là một thị trường chung thống nhất trên cơ sở tự do lưu chuyển hàng hóa. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ cần đáp ứng những quy định chung của EU thì sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường tất cả các nước thành viên. Bên cạnh đó, mối quan hệ thương mại Việt Nam - EU ngày càng được tăng cường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Thứ hai, các doanh nghiệp còn thiếu vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ ba, qui mô sản xuất còn nhỏ chưa đáp ứng được những

đơn đặt hàng lớn. Thứ tư, nguồn nhân lực trình độ còn thấp nên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế. Thứ năm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn yếu về kiểu dáng, doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường. Cuối cùng là hoạt động marketing xuất khẩu còn một số hạn chế. Chính vì vậy cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn trên và tiếp tục phát huy tiềm năng của ngành nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta sang thị trường EU nói riêng và ra thế giới nói chung.

Chương iii

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường eu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 52 - 56)