Các chính sách đối với làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 66 - 67)

1. Giải pháp về phía Nhà nước

1.6.Các chính sách đối với làng nghề

- Phát triển làng nghề

Hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu được duy trì và phát triển ở các làng nghề truyền thống. Trong cả nước, có đến hàng nghìn làng nghề truyền thống, riêng đồng bằng sông Hồng có đến 43% số làng nghề trong cả nước. Có những làng nghề phát triển hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có sự phân hóa rõ rệt. Một số làng nghề phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến các vùng xung quanh như gốm sứ, chạm khảm, nghề chế biến gỗ, mây tre. Một số nghề phát triển cầm chừng, không ổn định như nghề đồ sành, đúc đồng...Có những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi như nghề giấy dó, tranh dân gian...Các làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó khăn nhưa cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn, ô nhiễm môi trường đặt ra rất bức xúc như Bát Tràng, Đa Hội, Phù Lãng...Nhằm giúp các làng nghề tồn tại và phát

triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần có biện pháp duy trì các làng nghề cũ, mở mang làng nghề mới và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ như:

+ Xúc tiến qui hoạch chi tiết các làng nghề gắn liền với việc qui hoạch giao thông nông thôn và khắc phục ô nhiễm môi trường.

+ Cần phân loại làng nghề với những tiêu chí phù hợp trong đó làng nghề thủ công mỹ nghệ được khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ với mức cao hơn.

+ Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu một phần nguyên liệu cho sản xuất phục vụ xuất khẩu mà nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

+ Hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề.

- Về đào tạo

Các làng nghề cũng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thợ thủ công được đào tạo trong các làng nghề truyền thống theo phương pháp vừa học vừa làm. Đối với nghệ nhân, Nhà nước cũng cần có những qui chế phong tặng nghệ nhân và tặng thưởng xứng đáng với công lao của họ. Để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động ngoại thương, Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính...

Làm tốt công tác đào tạo lao động sẽ giúp cho lực lượng lao động tham gia vào ngành sản xuất này được duy trì, phát triển và có tay nghề cao, góp phần tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng trong thời gian ngắn, tạo thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 66 - 67)