Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 49 - 50)

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư

Vốn là yếu tố rất cần thiết cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng như bất kỳ loại hàng hóa nào. Đặc biệt, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất chủ yếu là thủ công nên năng suất không cao, trình độ khoa học công nghệ còn thấp nên rất khó đảm bảo chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ từ khi sản xuất cho tới khi đến tận tay người tiêu dùng nước nhập khẩu. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì hiện tượng mối, mọt rất dễ xảy ra. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp càng phải đầu tư vốn mua thêm trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đáp ứng với tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU.

Mặc dù hiện nay có một số địa phương đã thực hiện cho vay vốn qua chương trình khuyến nông hoặc theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, Nghị định 35/NĐ - CP như Hà Tây, An Giang, Hà Nam...tuy nhiên lượng vốn cho vay không được nhiều, mức độ ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính chưa đáng kể bởi khả năng tiếp cận còn hạn chế và nhiều bất cập trong thủ tục, điều kiện vay vốn (đảm bảo thanh toán, thời hạn vay, mức lãi suất). Doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nam muốn vay tiền phải trải qua nhiều bước rất phức tạp: lập dự án, lãnh đạo xã ký xác nhận, huyện xác nhận, ngân hàng thẩm định (có khế ước của ngân hàng) sau đó lên Sở Công nghiệp duyệt, ban chỉ đạo quỹ khuyến nông thẩm định, rồi mới trình lên UBND tỉnh. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng trình dự án ngay được. Thường thì theo đợt, một năm 2 lần. Một nguyên nhân mà phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ở Hà Nam không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển đó là theo qui định của Nghị định 35/NĐ - CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ quy định danh mục sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì doanh

nghiệp phải xuất khẩu trực tiếp 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ở Hà Nam đều xuất khẩu hàng ra nước ngoài hơn 30%, có khi cả trăm phần trăm, nhưng đều qua trung gian (không xuất khẩu trực tiếp). Do vậy họ không được hưởng vay vốn ưu đãi theo Nghị định 35 của Chính phủ [12].

Hơn nữa, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp tư nhân không dễ gì vay được tín chấp. Việc tiếp cận các nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển cũng trong tình trạng như vậy. Do đó những đơn hàng lớn hoặc đầu tư cho mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ sản xuất còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 49 - 50)