Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 56 - 59)

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong sự phát triển ngành nghề thủ công, ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng, Nhà nước và các cấp ngành đã tập trung hỗ trợ và có nhiều chính sách, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp...”. Trong chiến lược phát triển kinh tế văn hóa năm 2001-2010 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng tại Đại hội IX cũng nhấn mạnh “phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp ở nông thôn, các ngành nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu”. Kể từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn được coi là một trong 10 mặt hàng trọng điểm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Định hướng chung cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới tập trung vào các điểm sau:

- Mở rộng qui mô sản xuất phải đi liền với việc đảm bảo tiêu thụ, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt và ứ đọng lớn về sản phẩm. Trên thực tế, khả năng sản xuất không khó khăn đối với một đất nước dư thừa lao động, người lao động có đức tính cần cù, thông minh và dày dạn kinh nghiệm sản xuất nhứng cần tránh tình

trạng ứ đọng sản phẩm do sản xuất hàng hóa hàng sản phẩm cấp thấp. Do đó, sản xuất cần phải đi đôi với phân phối và tiêu thụ.

- Khôi phục làng nghề và ngành hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, xây dựng chiến lược phát triển cho từng mặt hàng. Phải tiến tới tiêu chuẩn hóa về mọi lĩnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình độ lao động, điều kiện lao động...)

- Kết hợp kinh nghiệm truyền thống với ứng dụng hệ thống công cụ mới để làm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chống ô nhiễm môi trường trong đó đặc biệt chú ý đến việc hiện đại hóa trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết giữa các hình thức, xóa bỏ tình trạng sản xuất phân tán, không tập trung, manh mún nhỏ lẻ.

- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ngoài trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tạo nên sản phẩm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng tiêu dùng.

- Gắn liền việc phát triển sản xuất với xây dựng các kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường để đảm bảo an toàn trong sản xuất và sức khỏe cho người lao độngm tránh ảnh hưởng đến cảnh quan và văn hóa truyền thống.

- Qui hoạch, xây dựng các làng nghề thành các điểm du lịch, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước, quảng bá cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao mọi mặt đời sống cho người lao động (trình độ kỹ thuật, văn hóa, tay nghề...)

Tiềm năng của ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước, các bộ ngành đã có nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích ngành nghề này phát triển. Đó là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 61/2002/TT-

BTC ngày 11/02/2002 tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng môi giới xuất khẩu; Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất; 05/2001/NQ-CP về mở rộng các chủ thế xuất khẩu...Những chính sách mới này khá thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn tồn tại là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp được đề ra. Tuy nhiên trong thực tế còn không ít trường hợp chậm triển khai hay thực hiện chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, tạo rào cản không đáng có đối cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Về thị trường EU, ngoài những vấn đề nêu trên do đặc điểm của thị trường nên trong thời gian tới cần chú trọng cải tiến mẫu mã và thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra sự mới lạ, phong phú phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng EU và đáp ứng những qui định của thị trường; chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có nét độc đáo riêng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái [3].

ii. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Trong định hướng phát triển, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn xác định thị trường EU vẫn là một trong những thị trường mục tiêu, thị trường xuất khẩu chính của ngành để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng, thuận lợi mà chúng ta đã thấy trong thời gian tới, vẫn còn có những khó khăn tồn tại cần khắc phục cả về phía thị trường lẫn phía chủ quan của doanh nghiệp của ngành và của môi trường chính sách vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy để tăng cuờng việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, áp dụng các biện pháp marketing xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Bên

cạnh đó, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về mặt pháp lý, nguồn vốn, nguồn lao động cũng như hỗ trợ xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.doc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w