I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mạ
2. Tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam
Cán cân thương mại của Việt Nam có một số đặc điểm như sau:
Một là, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng phát triển và ngày càng đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ ràng rằng, trên thực tế, giá trị nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam nhiều năm qua luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá trị xuất khẩu và Cán cân thương mại luôn ở trạng thái thâm hụt. Mặc dù vậy, nhập siêu vẫn ở mức độ cho phép chưa gây ra những ổn định lớn với ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khả năng trả nợ của Việt Nam.
Hai là, tỷ lệ hàng hóa nhập siêu tăng dần qua các năm. Tuy vậy, mặt hàng nhập siêu hầu hết là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp. Kinh nghiệm các nước cho thấy nếu nhập siêu là để tăng đầu tư trong nước thì hoàn toàn có thể kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhìn dưới góc độ này, có thể nói nhập khẩu cao là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Ở Việt Nam, khi tình hình tài chính tiền tệ diễn biến có lợi cho cung ứng ngoại tệ thì tranh thủ nhập khẩu để đầu tư cũng là một hành động cần thiết.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu thô, bán thành phẩm rất cao (trên 60% giai đoạn 1991 - 2001)21. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị quá thấp (bình quân 28,7% giai đoạn 1991 – 2001 và 27% giai đoạn 2001 – 2005)22, so với các nước tiến hành công nghiệp hóa số lượng phát minh sáng chế còn
rất hạn chế. Thực tế này đã làm chậm lại quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, lý do là công nghệ chậm được đổi mới. Mặt khác, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như phát minh sáng chế thấp khiến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài cả ở thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Đồng thời, sự phụ thuộc quá mức hiện nay của Việt Nam vào nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro xuất khẩu bởi đây là nhóm hàng có độ co giãn về giá cao, dễ biến động khi môi trường kinh tế thay đổi. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần làm cho việc cải thiện Cán cân thương mại trong dài hạn gặp nhiều khó khăn.
Ba là, một điểm đáng lưu tâm là hiện tượng nhập siêu của Việt Nam đều tập trung chủ yếu tại khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước (đặc biệt là các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như dệt may, giày da, gỗ và các sản phẩm từ gỗ…). Hơn nữa, nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước có khả năng sản xuất vẫn được nhập khẩu. Dù khu vực vốn đầu tư nước ngoài có xuất siêu cũng không bù lại được lượng nhâp siêu của khu vực kinh tế trong nước. Trong giai đoạn 2001 – 2008, xuất khẩu ròng (tính cả xuất khẩu dầu thô) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng 20,492 tỷ USD nhưng nhập siêu của các doanh nghiệp trong nước lên tới 53,524 tỷ USD, do vậy tính tổng thể Cán cân thương mại của ta vẫn bị thâm hụt khá lớn và tỷ lệ nhập siêu của nước ta so với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 25% (xem bảng dưới).
Bảng 12: Tình hình nhập siêu theo nhóm chủ thể nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn gần đây23
Đơn vị: tỷ USD
Năm/chủ thể nhập khẩu 2005 2006 2007 Giai đoạn
2001- 2008
I. Các doanh nghiệp có vốn FDI 1.Xuất khẩu:
-Tính cả xuất khẩu dầu thô 18.553 23.013 27.776 86.356 -Không tính xuất khẩu dầu thô 11.180 14.749 19.288 56.570
2.Nhập khẩu: 13.640 16.489 21.715 65.864
3.Xuất khẩu ròng:
-Tính cả xuất khẩu dầu thô +4.913 +6.524 +6.061 +20.492 -Không tính xuất khẩu dầu thô -2.460 -1.740 -2.427 -9.249
4.Tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch
XK (%) 26,5 28,3 21,8 23,7
II. Các doanh nghiệp trong nước:
1.Xuất khẩu 13.889 16.813 20.785 65.090
2.Nhập khẩu 18.425 28.402 40.967 118.614
3.Xuất khẩu ròng -4.536 -11.589 -20.182 -53.524
4.Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch
XK (%) 32,6 68,9 97,1 82,2
III. Tổng số (I+ II)
1.Xuất khẩu 32.442 39.826 48.561 151.445
2.Nhập khẩu 36.978 44.891 62.682 189.390
3.Xuất khẩu ròng -4.536 -5.065 -14.121 -37.945
4.Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch
XK (%) 19,3 12,7 29,1 25
Nguồn: Trang Thông tin thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương
Bốn là, thâm hụt Cán cân thương mại thể hiện khả năng cạnh tranh thấp của hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước. Điều này thể hiện trước hết là tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là về lượng, yếu tố giá trị gia tăng chưa phải là đặc trưng của hàng hóa xuất khẩu của nước ta. Có thể lấy ví dụ điển hình là nhóm hàng nông sản, khối lượng xuất khẩu khá lớn nhưng chủ yếu là xuất thô với mức giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc. Các sản phẩm chế biến như điện tử, dệt may, da giày có giá thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Nhóm hàng công nghệ cao gần như chưa có.
Khả năng cạnh tranh thấp của hàng hóa xuất khẩu khiến chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thấp và không ổn định. Việt Nam cần nhập nhiều nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm bởi chất lượng của nhóm hàng này sản xuất trong nước là khá thấp. Xuất khẩu chưa thể tăng đủ để bù đắp thâm hụt Cán cân thương mại, trong khi đó vẫn phải tăng nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị để phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Yếu kém về khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và thay thế nhập khẩu là một trong những thách thức to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn 2001 – 2008 đã có sự thuận chiều giữa gia tăng mức nhập siêu với thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và tác động mạnh đến Cán cân thanh toán tổng thể. Dự kiến tổng mức nhập siêu giai đoạn 2001 – 2008 vào khoảng 57,032 tỷ USD, chiếm 78,6% tổng mức thâm hụt tài khoản vãng lai (72,5 tỷ USD) và bằng khoảng 13,8% tổng GDP của cả giai đoạn.
Bảng 13: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 200824 Đơn vị: triệu USD
Năm
Cán cân tài khoản vãng lai Cán cân tài khoản vốn
XK hàng hóa ròng XK dịch vụ ròng Thu nhập thuần túy từ nước ngoài Cán cân tài khoản vãng lai FDI thuần FPI thuần ODA thuần Cán cân vốn Sai số thống kê và bỏ sót Cán cân thanh toán quốc tế 2001 -1135 -572 -420 -2127 +1638 - +1500 +3138 ±5% +1011 2002 -3027 -750 -564 -4341 +1038 - +1528 +2566 ±5% -1775 2003 -5062 -778 -630 -6470 +1029 - +1422 +2415 ±5% -4019 2004 -5449 -872 -850 -7171 +1013 - +1650 +2753 ±5% -4418 2005 -4536 -1106 -1030 -6669 +1744 - +1787 +3531 ±5% -3138 2006 -5065 -1179 -1314 -7558 +4312 +3000 +2360 +9672 ±5% +2114 2007 -14121 -367 -1886 -16374 +5900 +6200 +2o60 +14766 ±5% -1068 2008- ƯT25 -18640 -640 -2500 -21780 +10000 - +3000 +13000 ±5% -8780
24 Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công Thương, Thông tin thương mại Việt Nam,
http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/6/ContentID/31915/Default.aspx
2001-
2008 -57032 -6204 -9194 -72495 +26764 +9200 +15907 +51875 ±5% -20626 Nguồn: Trang thông tin thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong giai đoạn 2001 – 2008 đã diễn ra tình trạng thâm hụt kép cả Cán cân thương mại hữu hình và Cán cân thương mại vô hình. Tổng mức thâm hụt Tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (khoảng 17,6% GDP). Trong đó thâm hụt Cán cân thương mại hữu hình chiếm khoảng 76,8%, thâm hụt Cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% trong đó thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64% và thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%. Ngoài ra năm 2008 ước tính mức nhập siêu chiếm tới 57,4% tổng mức nhập siêu của cả giai đoạn và sẽ tác động mạnh đến thâm hụt cán cân Tài khoản vãng lai trong giai đoạn này. Thực tế này đặt ra một vấn đề cấp bách trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô là phải đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế nhập siêu, cải thiện Cán cân thương mại và đây là việc làm có ý nghĩa quyết định đến việc cải thiện cán cân Tài khoản vãng lai.