Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến Cán cân thương mại Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 72 - 76)

I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mạ

3.Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến Cán cân thương mại Việt Nam trong

trong thời gian qua

Từ tháng 2/1999, Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự điều chỉnh của nhà nước. Với phương châm linh hoạt trong ngắn hạn, ổn định trong dài hạn nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tỷ giá hối đoái đã có những tác động nhất định nhằm cải thiện Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai.

Bảng 14: Tỷ giá hối đoái VND/USD, xuất nhập khẩu, Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2008

Đơn vị: triệu USD

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ giá26 13941 14170 14806 15244 15638 15774 15907 16008 16003 17486 XK 11540 14449 15027 16706 20149 26485 32447 39826 48581 62906 NK 10460 14071 14400 17760 22730 28772 34886 42602 58921 75189 Cán cân thương 1080 378 627 -1054 -2582 -2287 -2439 -2776 -10360 -12284

mại Tài khoản vãng lai 1252 642 670 -676 -1935 -1565 -560 -164 -6992 -9238

Nguồn: Tổng hợp từ Vietnam Statistical Appendix của IMF và Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ giá VND/USD trong giai đoạn này luôn biến động tăng, tức giá VND giảm dần. Hướng biến động này của tỷ giá hối đoái đã tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả là trong suốt giai đoạn này xuất khẩu luôn tăng.

Trong giai đoạn đầu sau khi áp dụng chính sách tỷ giá mới, Chính phủ và các doanh nghiệp đã có những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, nền kinh tế trong khu vực đã phục hồi sức mua và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bắt đầu lên giá trên thị trường quốc tế (đặc biệt là dầu thô). Bước sang năm 2000, mặc dù tỷ giá VND/USD tăng không nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng khoảng 25% so với năm trước đó. Nguyên nhân chính là do những thay đổi tích cực trong cơ chế điều hành xuất khẩu và sự nới lỏng chính sách thắt chặt nhập khẩu được thực hiện từ năm 1997. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến một yếu tố khách quan là sự tăng giá của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bảng 15: Mức thay đổi của tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hàng năm giai đoạn 2001 – 2007 (%)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ giá danh nghĩa 2.2 -4.4 -9.4 -6.7 -1.8 -1.7 -4.1

Tỷ giá thực 0.1 -1.8 -7.9 -1.3 4.3 3.8 1.0

Nguồn: tổng hợp từ IMF Staff Country Report No.09/110 và No.07/386

Trong giai đoạn từ 2002 – 2006, Chính phủ rất ít chỉ có hai lần thay đổi biên độ dao động tỷ giá hối đoái. Lần thứ nhất là vào 1/7/2002, biên độ dao động được điều chỉnh tăng từ ±0,1% lên ±0,25%. Sau đó vào 31/12/2006 là từ ±0,25 lên ±0,5%. Tuy vậy, tỷ giá danh nghĩa vẫn tăng khá mạnh. Trong năm 2003, mức tỷ giá danh nghĩa tăng 9,4% tương ứng với 7,9% mức tăng trong tỷ giá thực tế. Xuất khẩu trong năm này cũng khoảng hơn 20% so với năm 2002. Sang đến năm 2003, trong khi mức tỷ giá danh nghĩa và mức tỷ giá thực tăng lần lượt là 6,7% và 1,3% thì xuất khẩu

của nước ta lại tăng tới 31% so với năm trước. Tuy vậy, đi kèm với xuất khẩu tăng, kim ngạch nhập khẩu cũng tiếp tục tăng cao nên dù tình hình xuất khẩu được cải thiện thì Cán cân thương mại vẫn ở trong tình trạng thâm hụt. Nhìn vào số liệu trong bảng cho thấy tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, do đó tình trạng thâm hụt Cán cân thương mại của Việt Nam là ngày càng trầm trọng. Nếu năm 2002 con số thâm hụt của Cán cân thương mại nước ta là 1054 triệu USD thì đến năm 2006 con số này là 2776 triệu USD.

Ta cũng nhận thấy tỷ giá tăng không ảnh hưởng nhiều đến tình hình nhập khẩu của Việt Nam. Trên lý thuyết, khi tỷ giá thực tăng (giá trị thực của đồng nội tệ giảm) sẽ hạn chế nhập khẩu do giá cả hàng nhập khẩu đắt lên một cách tương đối. Tuy vậy, thực tế cho thấy lý thuyết này không áp dụng cho Việt Nam vì khi tỷ giá giảm thì nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng đều cả về giá trị và khối lượng.

Một trong những nguyên nhân giải thích cho thực tế này là do nhu cầu nhập khẩu của nước ta bị chi phối bởi nhu cầu rất lớn của một nền kinh tế đang phát triển. Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của nước ta là mặt hàng tư liệu sản xuất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa, khả năng sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu của nhà sản xuất trong nước còn rất hạn chế.

Bảng 16: Cơ cấu hàng nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007

(Tổng kim ngạch nhập khẩu = 100)

Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Tư liệu sản xuất 92,2 93,3 91,9 92,2 91,9

Máy móc thiết bị 31,6 28,8 25,3 24,6 27,7

Nguyên nhiên vật liệu 60,6 64,5 66,6 67,6 64,2

Hàng tiêu dùng 7,8 6,7 8,1 7,8 8,1

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2007

Bên cạnh đó, mặc dù tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam luôn giảm trong thời gian qua nhưng từ năm 2005 tỷ giá thực của VND lại có xu hướng tăng giá (xem bảng). Có thể nói VND vẫn bị định giá cao hơn giá trị thực của nó cũng là một nguyên nhân làm tăng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

Nhìn chung, trong thời gian qua tỷ giá danh nghĩa của VND luôn có xu hướng tăng (giảm giá) và điều này đã có những tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu

trong nước nhưng lại không có nhiều ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu khiến Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai vẫn trong tình trạng thâm hụt và thâm hụt có xu hướng tăng lên dù không quá lớn.

Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của Việt Nam ước đạt gần 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2008 gặp khá nhiều khó khăn và biến động do một số nguyên nhân nổi bật như tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức giá biến động mạnh (leo thang trong 9 tháng đầu năm sau đó là thoái trào), nhiều lần điều chỉnh thuế nhập khẩu các mặt hàng để thực hiện cam kết gia nhập WTO của Chính phủ và một phần không nhỏ là tác động của chính sách tỷ giá trong năm này. Nếu như từ năm 2002 đến 2006 Chính phủ chỉ điều chỉnh nới rộng biên độ tỷ giá hai lần thì từ 24/12/2007 đến 7/11/2008 Chính phủ đã bốn lần mở rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái.

Như vậy chỉ trong vòng 1 năm biên độ dao động của tỷ giá hối đoái đã tăng từ mức xung quanh 0,5% lên đến 3%. Đi kèm với nó là tỷ giá USD/VND tăng khoảng 9% so với cuối năm 2007, vượt xa mức thay đổi quanh 1% so với những năm gần đây trong khi đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong thanh toán quốc tế của Việt Nam (khoảng 70%). Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến. Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong nửa đầu năm 2008 (giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Có thể nói chính sách điều chỉnh tỷ giá của Chính phủ trong năm 2008 trở nên nổi bật với vai trò kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu khi biên độ tỷ giá luôn được nới rộng và tăng mạnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 72 - 76)