Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 95)

III. Khuyến nghị các điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công

8.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Thực tế phá giá tiền tệ là một trong những giải pháp làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên phương diện giá cả. Do đó, để hàng hóa Việt Nam thật sự tận dụng được lợi thế do phá giá đem lại, để có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường thế giới các doanh nghiệp nước ta phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thị trường cho sản phẩm của mình. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần:

•Hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh và xây dựng mục tiêu rõ ràng trên cơ sở nắm vững pháp luật quốc gia và pháp luật nước bạn hàng cũng như các thông lệ và tập quán quốc tế.

•Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Marketing như tìm hiểu thông tin về thị trường, về đối tác, về xu hướng tiêu dùng của các nước bạn hàng hiện có và tiềm năng, tăng cường tiếp thị sản phẩm.

•Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo của các doanh nghiệp như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật, luật pháp kinh doanh…

•Chủ động trong việc tìm hiểu và tích cực sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro do các biến động của tỷ giá hối đoái gây ra như các công cụ phái sinh.

Kết luận quan điểm của người viết

Về chính sách tỷ giá của Việt Nam trong hiện tại, có thể nói chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay đang được Chính phủ điều hành khá hợp lý. Cụ thể, như đã phân tích trong các phần trên, chính sách tỷ giá đang được điều chỉnh hợp lý với tình hình diễn biến thực tế trên thị trường, từng bước đưa tỷ giá danh nghĩa về gần với tỷ giá thực tế. Như vậy, Chính phủ có thể duy trì hướng điều chỉnh tích cực này bằng cách dần dần nới rộng hơn nữa biên độ dao động tỷ giá để tỷ giá hối đoái biến động phản ánh đúng tình hình diễn ra trên thị trường ngoại hối. Bằng cách này, Chính phủ vừa có thể điều chỉnh tỷ giá theo hướng thúc đẩy xuất khẩu vừa tránh được những cú sốc cho nền kinh tế vẫn còn yếu và chứa đựng nhiều bất ổn nội tại nếu tiến hành phá giá mạnh một lần.

Về thời điểm phá giá, từ thực trạng nền kinh tế trong thời gian gần đây kết hợp với những phân tích về hiệu ứng tuyến J và tác động của phá giá ở trên, đề tài xin đưa ra khuyến nghị không nên phá giá tiền tệ. Dưới đây là một số lý do chủ yếu giải thích cho khuyến nghị này.

Như ta đã biết nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Như vậy, nhiều quốc gia đang thực hiện phá giá tiền tệ nhằm mục đích như ngăn chặn mất cân đối Cán cân thanh toán tổng thể, bảo tồn dự trữ ngoại hối, tăng tính thanh khoản của quốc gia… Theo tình hình hiện nay, tỷ giá của Việt Nam đang biến động theo hướng giảm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Hơn nữa, do một số quốc gia trong khu vực cũng đã phần nào phá giá đồng tiền của mình nên sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị giảm sút. Tuy nhiên, phá giá tiền tệ vào lúc

này là không cần thiết vì hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhận được khoản hỗ trợ 4% từ phía Chính phủ. Thêm vào đó, cấu thành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có đến 70% là những nguyên liệu được nhập khẩu. Do vậy, phá giá tiền tệ ít có khả năng cải thiện Cán cân thương mại vì đồng thời với tác động làm tăng khối lượng xuất khẩu nó cũng làm tăng khối lượng nhập khẩu, tăng giá thành sản xuất hàng nhập khẩu (do tăng giá đầu vào) do vậy tác động của hiệu ứng lượng là không còn.

Hiện nay cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là USD trên thị trường Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng, do đó phá giá tiền tệ là không cần thiết. Thêm vào đó, khoản nợ nước ngoài của nhà nước đang vào khoảng 18 tỷ USD chưa kể đến tình trạng nợ nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước. Nếu phá giá lúc này có thể khiến gánh nặng nợ nước ngoài tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang nợ nước ngoài không trả được nợ, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư máy móc để đổi mới công nghệ sẽ bị phá sản. Như vậy, phá giá sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế.

Phá giá đồng tiền sẽ làm bất ổn vĩ mô. Trong khi đó, tình hình hiện nay là cần ổn định vĩ mô, mà yếu tố quan trọng nhất là ổn định tiền tệ. Nhưng không có nghĩa là trói buộc, mà điều hành linh hoạt dựa trên diễn biến thực tế của thị trường. Phá giá VND trong thời điểm hiện nay cũng đồng nghĩa với việc phá đi lòng tin của công chúng vào sự ổn định của chính sách tiền tệ. Biên độ dao động tỷ giá được nâng lên mức ±5% là hợp lý trong tình hình hiện tại để Chính phủ duy trì một chính sách tỷ giá linh hoạt, theo sát hơn với biến động của thị trường để có phản ứng kịp thời.

Tài khoản vãng lai của Việt Nam hiện nay được tài trợ thâm hụt phần lớn bởi các nguồn vốn ngắn hạn và kiều hối. Do vậy, nếu phá giá tiền tệ thì theo như lý thuyết hiệu ứng tuyến J Tài khoản vãng lai sẽ xấu đi trong giai đoạn đầu. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ xuất khẩu chưa tăng, nhập khẩu đắt lên ngay lập tức ảnh hưởng đến tình trạng Tài khoản vãng lai mà phá giá còn khiến cho các dòng tiền này chảy ra khỏi Việt Nam. Có nhiều ý kiến cho rằng khi Tài khoản vãng lai đến điểm đáy của chữ J thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng mạnh và khả năng phục hồi vẫn chưa được bảo đảm. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến Chính phủ duy trì một chính sách tỷ giá điều chỉnh tăng dần theo hướng có lợi cho xuất khẩu để cải thiện

Tài khoản vãng lai nhưng không biến động quá mạnh để tránh những cú sốc cho nền kinh tế vẫn còn yếu và nhiều bất ổn như Việt Nam.

Từ các phân tích trên ta thấy phá giá tiền tệ sẽ có thể mạng lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng hiện giờ chưa phải là thời điểm thích hợp cho hành động này. Cần phải có những yêu cầu nhất định về cơ cấu xuất nhập khẩu, tình hình kinh tế chính trị và đời sống nhân dân thích hợp thì phá giá mới có thể phát huy hết hiệu quả của nó.

KẾT LUẬN

Thông qua những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn “Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam”, khóa luận xin rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu từ đó nó có ảnh hưởng quyết định đến trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế thế giới. Với cương vị là một trong những chính sách hay được sử dụng nhất để điều chỉnh biến động của tỷ giá hối đoái theo hướng mong muốn, phá giá tiền tệ có những tác động quan trọng đến các chỉ tiêu trong nền kinh tế cả tích cực và tiêu cực.

Thứ hai, hiệu ứng tuyến J là một lý thuyết kinh tế phản ánh cách thức Tài khoản vãng lai phản ứng trước hiện tượng đồng nội tệ của một quốc gia bị mất giá. Nhìn chung, trong dài hạn điều kiện Marshall – Lerner được thỏa mãn và Tài khoản vãng lai được cải thiện sau khi phá giá – tức phá giá trong dài hạn sẽ có tác động tích cực lên xuất nhập khẩu và cải thiện Tài khoản vãng lai, tuy nhiên cần có một độ trễ về mặt thời gian. Độ trễ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc điểm của nền kinh tế tiến hành phá giá như cơ cấu xuất nhập khẩu, tỷ lệ hàng hóa thương mại và phi thương mại trong nền kinh tế,…

Thứ ba, qua thực tiễn nghiên cứu cuộc phá giá của ba quốc gia Mexico, Thái Lan và Argentina đã rút ra được những kết luận và bài học cần thiết. Dù dấu hiệu về hiệu ứng tuyến J là không rõ ràng nhưng qua thực tiễn ba quốc gia ta có thể kết luận phá giá tiền tệ có thể cải thiện Cán cân thương mại và qua đó cải thiên Tài khoản vãng lai trong một thời gian sau khi phá giá, trước khi các hiệu ứng giá và lượng biến mất hay có một cú sốc kinh tế khác tác động đến nền kinh tế của quốc gia thực hiện phá giá.

Thư tư, dù kết quả nghiên cứu khẳng định phá giá tiền tệ có thể giúp cải thiện Tài khoản vãng lai nhưng với điều kiện kinh tế và tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện giờ chưa phải là điều kiện thích hợp để tiến hành phá giá.

Thứ năm, khẳng định phá giá là một động thái cần thiết để cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ một số mục tiêu kinh tế xã hội khác. Dù ngay tại thời điểm hiện tại chưa nên tiến hành phá giá quá mạnh nhưng Việt Nam nên xem xét lựa chọn phá giá từ từ đồng thời theo dõi các biến động trong và ngoài nền kinh tế để tìm thời điểm thích hợp cho phá giá.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết luận như trên, song, do trình độ hiểu biết còn hạn hẹp cộng với thiếu kinh nghiệm thực tế và các khó khăn gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn số liệu đáng tin cậy nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, những kết luận sai hoặc phiến diện.

Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thày cô giáo nhằm nâng cao chất lượng khóa luận hơn nữa.

Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Nguyễn Khắc Minh, Mô hình tài chính quốc tế, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, 2008

2. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, Nxb Thống kê, 2005

3. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động-xã hội, 2006 Tiếng Anh

1. Pekka Ahtiala, When does the J-curve have a J-shape? A reconsideration,

Discussion paper No.473, 4/1981 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Olugbenga Onafowora, Exchange rate and trade balance in East Asia: is there a J-curve?, Economic Bulletin, 2003

3. Tyler Curtis, The Mexican Peso Crisis: A Balance of Payments Crisis (1994-1995), 2005

Website

1. Banco de Mexico, http://www.banxico.org.mx

2. Bank of Thailand, http://www.bot.or.tl

3. National Bureau of Statistics of China, http://www.stats.gov.cn/enGliSH/

4. Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn

5. IMF official website, http://www.imf.org

6. Trang Thông tin thương mại Việt Nam, http://www.tinthuongmai.vn

7. http://www.latin-focus.com

8. http://www.focus-economics.com

9. http://www.indexmundi.com

Danh mục các từ viết tắt

USD Đồng Đô la Mỹ

JPY Đồng Yên Nhật Bản

VND Đồng Việt Nam Đồng

CNY Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

MLC Điều kiện Marshall-Lerner

NHTW Ngân hàng Trung Ương

NHNN Ngân hàng nhà nước

GDP Tổng thu nhập quốc dân

GNP Tổng thu nhập quốc nội

CA Cán cân Tài khoản vãng lai

TB Cán cân thương mại

EX / XK Xuất khẩu

IM / NK Nhập khẩu

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

I. Những vấn đề cơ bản về phá giá tiền tệ ... 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tỷ giá hối đoái ... 4

1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ... 4

1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ... 5

1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái ... 5

2. Định nghĩa phá giá tiền tệ ... 7

3. Tác động của phá giá tiền tệ lên nền kinh tế ... 8

3.1. Tác động tích cực ... 8

3.2. Tác động tiêu cực ... 8

4. Nguyên nhân Chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ ... 10

4.1. Nguyên nhân chủ quan ... 10

4.2. Nguyên nhân khách quan ... 11

II. Tác động của phá giá lên Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia qua cách tiếp cận co giãn ... 12

1. Cán cân thanh toán quốc tế ... 12

1.1. Định nghĩa Cán cân thanh toán quốc tế ... 12

1.2. Kết cấu nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế ... 12

2. Cách tiếp cận co giãn (Elasticity approach) ... 15

2.1. Một số giả định quan trọng ... 15

2.2. Điều kiện Marshall-Lerner ... 16

2.3. Ví dụ minh họa ... 17

2.4. Các hiệu ứng ... 18

III. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ... 20

1. Định nghĩa hiệu ứng tuyến J ... 20

2. Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng tuyến J ... 21

3. Kiểm nghiệm hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ... 26

1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994 ... 29

1.1. Nguyên nhân ... 29

1.2. Diễn biến ... 34

2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ 1994 đến nền kinh tế Mexico ... 35

2.1. Ảnh hưởng tích cực ... 36

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực ... 38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994 ... 41

II. Phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 ... 42

1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ tại Thái Lan năm 1997 ... 43

1.1. Nguyên nhân ... 43

1.2. Diễn biến ... 47

2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1997 đến nền kinh tế Thái Lan ... 48

2.1. Ảnh hưởng tích cực ... 48

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực ... 49

3. Hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá tiền tệ Thái Lan năm 1997 ... 51

III. Phá giá tiền tệ ở Trung Quốc năm 1994 ... 52

1. Nguyên nhân và diễn biến phá giá tiền tệ Trung Quốc năm 1994 ... 52

1.1. Nguyên nhân ... 52

1.2. Diễn biến ... 53

2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1994 đến nền kinh tế Trung Quốc ... 54

2.1. Ảnh hưởng tích cực ... 54

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực ... 56

IV. Bài học kinh nghiệm rút ra trên cơ sở phân tích phá giá tiền tệ qua thực tiễn phá giá của Mexico, Thái Lan và Trung Quốc ... 58

1. Bài học về chính sách tỷ giá hối đoái ... 58

2. Bài học về thời điểm phá giá ... 59

I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam ... 63

1. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tháng 2/1999 – nay ... 63

2. Tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam ... 68

3. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến Cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua ... 72

II. Một số quan điểm về việc phá giá đồng VND trong thời điểm hiện tại ... 76

1. Quan điểm ủng hộ phá giá mạnh đồng VND ... 76

2. Quan điểm phản đối phá giá mạnh đồng VND ... 77

3. Quan điểm về phá giá đồng VND dựa trên những phân tích về hiệu ứng tuyến J ... 78

III. Khuyến nghị các điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công VND ... 79

1. Hình thành một chế độ điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt ... 79

2. Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng VND ... 81 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hạn chế tình trạng đô la hóa ... 82

4. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ... 82

5. Kiểm soát lạm phát ... 83

6. Kiểm soát vay nợ nước ngoài ... 84

7. Kiểm soát chi tiêu Chính phủ ... 84

8. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ... 85

Danh mục tài liệu tham khảo ... 91

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 95)