Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tháng 2/1999 –

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 63 - 68)

I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mạ

1. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tháng 2/1999 –

– nay

Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến kinh tế trong đó phải kể đến tác động không nhỏ của chính sách tỷ giá. Việt Nam đã không ít lần tiến hành phá giá và nhìn chung xu hướng của tỷ giá là ngày càng linh hoạt hơn.

Đặc trưng chính sách tỷ giá của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng. Căn cứ vào hai yếu tố này, chính sách tỷ giá của Việt Nam kể từ khi có đồng tiền quốc gia (1955) được chia thành bốn thời kỳ như sau:

1955 – 1989: đặc trưng của thời kỳ này là nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, do đó, tỷ giá cũng do nhà nước độc quyền xác định chứ không tính đến yếu tố cung cầu trên thị trường. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc.

1989 – 1991: đặc trưng của thời kỳ này là chế độ đa tỷ giá đã được bác bỏ, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Bởi vậy, nhiểu người coi thời kỳ này là thời kỳ thả nổi tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát.

1992 – 2/1999. Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá được xác định trên cơ sở:

 Đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994. Do đó, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

 Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 1/1995 đến 2/1999. Nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn trước.

 Ngoài ra trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997 – 1998.

Từ 3/1999 – nay. Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN bây giờ chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Đây là giai đoạn chuyển từ chế độ tỷ giá cố định (tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khóa luận chỉ xin đề cập đến đặc điểm của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn từ tháng 2/1999 đến nay. Trong giai đoạn này, chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta có một số đặc điểm chính như sau.

Thứ nhất, chính sách tỷ giá đã có nhiều cải cách trong cơ chế điều hành.

Từ đầu năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, tình hình kinh tế - tiền tệ - tỷ giá trong nước tương đối ổn định. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái là: “điều hành linh hoạt tỷ giá, phù hợp với cung – cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ, không để những biến động lớn ảnh hưởng tới tình hình kinh tế,chính trị, xã hội”.

Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đã có những cơ chế cải cách lớn trong cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Việc ban hành hai quyết định số 64/1999/QĐ – NHNN7 về việc công bố tỷ giá của VND với một số ngoại tệ và quyết định số 65/1999/QĐ – NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá theo định hướng thị trường của NHNN Việt Nam.

Kể từ 26/2/1999, NHNN Việt Nam chỉ công bố một tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH của VND với USD trên các phương tiện thông tin đại chúng thay vì công bố hai loại tỷ giá như trước đây: tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào bán ra trên TTNTLNH của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ không được phép xác định tỷ giá mua bán giao ngay vượt quá ±0,1% so với tỷ giá này.

Biên độ quy định tỷ giá của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ cũng không ngừng được điều chỉnh. Trong giai đoạn 1999 – 2000 khi mới thực hiện

cơ chế này NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nhưng sau đó các quy định đã dần được điều chỉnh theo hướng nới rộng hơn và ít kỳ hạn chi tiết hơn. Từ 28/5/2004 đến nay, NHNN không còn quy định biên độ dao động tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn nữa mà các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng được thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn VND/USD. Điều này có nghĩa là mức tỷ giá đã được tự do hóa.

Song song với việc thay đổi cơ chế tỷ giá, NHNN Việt Nam đã có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: bãi bỏ lãi suất trần và thay thế bằng lãi suất cơ bản. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa vào tháng 6/2002. Với cơ chế này, NHNN có thể tác động đến lãi suất thị trường qua các công cụ gián tiếp khác nhau như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên TTNTLNH mà không phải bằng các mức lãi suất quy định mang nặng tính chất hành chính như trước đây.

Về quản lý ngoại hối, đầu năm 1999 các quy định mới ra phù hợp với tình hình mới và Luật Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ kết hối thời gian đầu quy định là 100%, sau đó giảm dần xuống 80% rồi 40% và hiện nay là 0%. Theo đó các doanh nghiệp có quyền chủ động bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại hay để trên tài khoản theo yêu cầu kinh doanh. Từ tháng 10/2002, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại được quyết định mở rộng, tăng gấp đôi từ 15% lên 30%. Các uy định khác về quản lý ngoại hối như cấp phép mang ngoại tệ ra nước ngoài và ủy quyền cho chi nhánh NHNN cấp phép; quản lý Bàn thu đổi ngoại tệ; bán hàng hóa và dịch vụ trong nước thu bằng ngoại tệ…cũng được sửa đổi bổ sung cho thông thoáng và phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, có tác động tích cực vào ổn định tỷ giá trên thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số quy định khác cũng được sửa đổi và hoàn thiện để khuyến khích thu hút nguồn kiều hối về nước như quyết định số 1437/2003/QĐ – NHNN ngày 19/11/2003 “về việc ban hành Quy định mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là người Việt Nam” hay quyết định 1216/2003/QĐ – NHNN ngày 9/10/2003 “về việc ban hành cơ chế hoạt động của Bàn thu đổi ngoại tệ”…Những chính sách và biện pháp đó đã làm lượng kiều hối gửi về nước qua con

đường chính thức ngày càng tăng. Theo ước tính của NHNN lượng kiều hối năm 2008 vào nước ta lên tới 8 tỷ USD, tăng 2,5 tỷ so với năm 2007. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 con số kiều hối chuyển về nước đã lên tới 3,5 tỷ USD.

Thứ hai, tỷ giá hối đoái luôn được điều chỉnh tăng. Từ năm 1989 đến nay đặc biệt là từ khi chuyển sang chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 tỷ giá VND luôn được điều chỉnh tăng (tức giảm giá VND) nhằm cải thiện sức cạnh tranh thương mại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, tăng thu ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu. Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, Chính phủ đã nhiều lần nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái nhằm không chỉ đưa giá trị đồng VND về giá trị thực trên thị trường của nó mà còn tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu, phát triển kinh tế.

Bảng 11: các lần nới rộng biện độ dao động tỷ giá hối đoái từ 2002 – nay

1/7/2002 Từ ±0,1%  ±0,25% 31/12/2006 Từ ±0,25  ±0,5% 24/12/2007 Từ ±0,5%  ±0,75% 10/3/2008 Từ ±0,75%  ±1% 27/6/2008 Từ ±1%  ±2% 7/11/2008 Từ ±2%  ±3% 24/3/2009 Từ ±3%  ±5%

Nguồn: người viết tự tổng hợp

Thứ ba, mặc dù NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá tăng nhưng tỷ giá VND vẫn bị định giá cao hơn giá trị thực. Từ sau khủng hoảng đến nay, các nhà kinh tế cho rằng VND được định giá quá cao khiến sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam bị giảm sút so với các nước trong khu vực. Kết quả là khối lượng nhập khẩu tăng, khối lượng xuất khẩu giảm, Cán cân thương mại luôn trong trạng thái thâm hụt.

Thứ tư, tỷ giá hối đoái của VND phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Cơ chế quản lý tỷ giá thông qua USD đã khiến tỷ giá của Việt Nam không phản ánh chính xác mối quan hệ giá cả giữa Việt Nam và thế giới. Điều này đã làm cho tỷ giá không có những tác động mạnh mẽ đến điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.

Mặc dù nhiều nhà quản lý tiền tệ cho rằng chế độ tỷ giá của Việt Nam là chế độ không bản vị so với bất cứ một ngoại tệ nào khác, nhưng với 96,9% tỷ trọng thanh toán trong Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bằng đồng USD đã chứng tỏ

thực chất của chế độ tỷ giá của Việt Nam là chế độ bản vị đồng USD20. Do đó, đòi hỏi về dự trữ ngoại hối, thanh toán trong thương mại quốc tế, chính sách huy động FDI…tại Việt Nam phải được xác định trên cơ sở đồng USD. Tuy vậy, trong quan hệ thương mại quốc tế Mỹ lại không phải là đối tác chính của Việt Nam mà là các nước thuộc EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Chính vì vậy, những biến động về giá cả trên thế giới sẽ tạo ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá VND/USD và do vậy gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc chính sách tỷ giá của Việt Nam duy trì một hệ thống rổ tiền tệ “neo” mà trong đó USD có quyền số rất cao khiến khả năng tự do hóa cán cân vãng lai của Việt Nam thấp, nói cách khác dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài. Ngoài ra, chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam như vậy khiến tỷ giá chưa thể hiện tương quan sức mua của VND với tất cả các đồng tiền của các quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, do đó không phản ánh được vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam.

Ngoài ra, chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng còn một số điểm hạn chế trong cơ chế điều hành.

Thứ nhất, cơ chế điều hành vẫn chưa đủ linh hoạt. Việc đổi mới chính sách tỷ giá hối đoái mặc dù đã được tiến hành song vẫn còn chậm, chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế cũng như sức tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái vẫn còn thiếu linh hoạt, nhất là trong việc quy định biên độ dao động tỷ giá. Cụ thể là có lúc biên độ dao động nới rộng tới 10% nhưng có lúc lại chỉ có 0,1% khiến tính linh hoạt của tỷ giá theo tín hiệu thị trường bị bó hẹp, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ trên thị trường. Do vậy, tỷ giá vẫn không thể là công cụ chủ yếu để điều tiết thị trường ngoại hối.

Thứ hai, vẫn chưa sử dụng một cách hiệu quả hai công cụ lãi suất và dự trữ ngoại hối trong điều hành tỷ giá. Việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái chủ yếu vẫn sử dụng các biện pháp hành chính, bỏ qua yếu tố thị trường.

Thứ ba, phương pháp xác định mức tỷ giá chưa phù hợp, chưa theo sát quan hệ cung – cầu trên thị trường dẫn tới tỷ giá thường xuyên bị định giá cao hơn mức cân bằng do vậy không có tác dụng khuyến khích xuất khẩu cũng như cải thiện tình trạng Cán cân thương mại.

Cuối cùng, hiện tượng đô la hóa diễn ra phổ biến trong cả nước dẫn tới một lượng ngoại tệ lớn trôi nổi ngoài dân cư và trên thị trường tự do gây bất ổn cho nền kinh tế và tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp đặc biệt là buôn lậu phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w