I. Phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ 1994 đến nền kinh tế Mexico
2.1. Ảnh hưởng tích cực
Đầu tiên phải kể đến là sự cải thiện của Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại sau khi co Mexico tuyên bố phá giá.
Trong ba năm từ 1995 đến 1997 sau khi phá giá, nền kinh tế Mexico đã có thặng dư cán cân thương mại. Mặc dù con số thặng dư giảm dần và đến năm 1998 nó trở lại thâm hụt (xem biểu đồ dưới) nhưng cũng có thể nói phá giá tiền tệ ít nhiều đã giúp cải thiện tình trạng Cán cân thương mại.
Cán cân tài khoản vãng lai của Mexico sau năm 1994 cũng đã được cải thiện đáng kể. Nếu vào năm 1994 thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico lên tới 29,662 tỷ USD thì năm 1995 con số thâm hụt giảm xuống chỉ còn 1,577 tỷ USD6. Ngay sau khi tuyên bố phá giá tình trạng Tài khoản vãng lai của Mexico đã cải thiện thặng dư và tình trạng thặng dư kéo dài trong 3 năm 1995, 1996 và 1997.
Ngay sau khi phá giá, đến quý 1/1995 cả Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại của Mexico đều biến động tăng lên. Riêng Cán cân thương mại đã từ mức thâm hụt -4821896 triệu USD lên mức thặng dư 596742 triệu USD, cùng với đó là tình hình Tài khoản vãng lai cũng được cải thiện, từ mức thâm hụt -7496245 triệu USD lên -1354637 triệu USD và thặng dư vào quý 2/1995. Sau đó cả hai chỉ tiêu này duy trì ở mức khá ổn định, có biến động nhưng không lớn đặc biệt là Cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư trong 2 năm 1995 và 1996.
Bên cạnh đó, phá giá đồng Peso cũng giúp cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này. Kết quả là xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạn sau phá giá.
Nguồn: Banco de Mexico, http://www.banxico.org.mx/
Như phản ánh trong biểu đồ, ngay sau khi đồng Peso mất giá nhập khẩu của Mexico bị ảnh hưởng ngay lập tức. Khối lượng nhập khẩu từ 21796259 triệu USD vào quý 4/1994 đã giảm xuống 18189997 triệu USD vào quý tiếp theo trong khi xuất khẩu lại tăng lên (từ 16974390 triệu USD lên 18786739 triệu USD), kết quả là thặng dư của Cán cân thương mại. Trong hai năm 1995 và 1996 ta nhận thấy xuất khẩu có xu hướng tăng (tuy không nhiều) còn nhập khẩu sau khi giảm đột ngột vào quý 1/1996 đã có hướng tăng trở lại. Tuy vậy lượng nhập khẩu vẫn nhỏ hơn xuất khẩu, do đó Cán cân thương mại duy trì thặng dư.
Vào tháng 1 năm 1995, Chính phủ Mexico thông báo một kế hoạch ngăn chặn ảnh hưởng lạm phát tiêu cực của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế. Kế hoạch của Chính phủ bao gồm chương trình cắt giảm lớn chi tiêu của Chính phủ và chính sách tiền tệ thu hẹp, đặc biệt là khoản tín dụng cung cấp cho người vay trong nước. Kế hoạch cũng bao gồm nỗ lực thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hợp lý nhằm đảm bảo phản ánh chính xác giá trị thị trường của đồng Peso trong dài hạn, tránh lặp lại thực trạng đồng nội tệ bị định giá quá cao và nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Chính phủ Mexico nhận thức được mình không đủ khả năng tự mình giải quyết khủng hoảng nên đã kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế, trước tiên là từ các ngân hàng thương mại của Mỹ. Đến tháng 2, Mexico đã nhận được một khoản tiền
cho vay có bảo đảm tổng cộng lên tới xấp xỉ 52 tỷ USD trong đó từ IMF có khoản cho vay lớn nhất trong lịch sử IMF trị giá 17,8 tỷ USD7.
Nhằm đảm bảo cho khoản vay của mình, Chính phủ Mexico đã cam kết tiếp tục cải cách nền kinh tế theo định hường thị trường và thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt. Gói trợ giúp và cải cách tài chính này đã có hiệu quả cao trong việc cải thiện tình hình kinh tế của Mexico. Giữa năm 1996 và 1999, GDP tăng trưởng khoảng 5%/năm. Vào tháng 1/1997, Mexico đã hoàn trả khoản nợ 13.5 tỷ USD cho Chính phủ Mỹ trước thời hạn đặt ra.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ tăng trưởng thực GDP của Mexico từ 1994 – nay
Nguồn: http://www.indexmundi.com/mexico/
Biểu đồ trên cho thấy sau khi tuyên bố phá giá tiền tệ một năm, vào năm 1996 Mexico đã đạt mức tăng trưởng GDP dương trở lại và tiếp tục duy trì mức tăng GDP vào 3 năm sau đó. Như vậy, xét về mặt dài hạn chính sách phá giá đã có những ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng của Mexico.