Kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 83 - 84)

III. Khuyến nghị các điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công

5.Kiểm soát lạm phát

Hầu hết các cuộc phá giá tiền tệ ở các nước đều đi kèm với tỷ lệ lạm phát tăng cao. Chính vì vậy chúng ta cần giữ lạm phát ở mức một con số, tránh để nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao và kéo dài. Thực tế phá giá ở các nước cho thấy sau khi phá giá thường xảy ra lạm phát cao do vậy nếu trước khi phá giá xuất phát điểm của nền kinh tế là ở mức lạm phát thấp thì sẽ có lợi hơn, mặc dù việc chống lạm phát sau khi phá giá phụ thuộc vào chủ yếu là khả năng can thiệp bằng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, mức cung tiền của Chính phủ…

Phá giá và tăng giá sẽ tạo ra những chu kỳ lạm phát gia tăng trong nền kinh tế do vậy Chính phủ và NHNN cần phải có các chính sách và biện pháp ngăn chặn kịp thời sự bùng lên của lạm phát, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của phá giá.

Điều quan trọng là Chính phủ phải củng cố lòng tin của người dân vào giá trị đồng nội tệ, đồng thời có các biện pháp để tránh hiểu lầm phá giá đồng nghĩa với lạm phát.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt là Bộ Tài Chính cần theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả và các hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng để tránh hiện tượng đầu cơ. Đồng thời, phải dự báo ngay được mức độ thâm hụt ngân sách sau phá giá và thâm hụt ngân sách đó được tài trợ bằng nguồn vốn có sẵn để hạn chế nguy cơ xảy ra vòng xoay phá giá – lạm phát – phá giá.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 83 - 84)