Nguyên nhân và diễn biến phá giá tiền tệ Trung Quốc năm 1994

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 52 - 54)

III. Phá giá tiền tệ ở Trung Quốc năm 1994

1.Nguyên nhân và diễn biến phá giá tiền tệ Trung Quốc năm 1994

Trung Quốc là một quốc gia điển hình với những chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái hiệu quả đem lại những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế, góp phần đưa quốc gia này đến một vị thế đáng nể trong nền kinh tế thế giới. Một trong những lần điều chỉnh chính sách tỷ giá hiệu quả là lần Trung Quốc chủ động tuyên bố phá giá đồng CNY vào tháng 1/1994.

1.1. Nguyên nhân

Trong thời kỳ 1990 – 1993, mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã đem lại những thay đổi tích cực cho Cán cân thương mại của Trung Quốc, nhưng do tỷ lệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái cao hơn mức lạm phát nên đồng nhân dân tệ có khả năng quay trở lại tình trạng bị định giá cao làm xói mòn sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung

Quốc trên thị trường thế giới. Kết quả là xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu tăng khiến Cán cân thương mại Trung Quốc đã lâm vào tình trạng thâm hụt nặng nề vào năm 1993.

Bảng 7: Tài khoản vãng lai của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 1995

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Tài khoản vãng lai (tỷ USD) 11.997 13.271 6.402 -11.902 7.657 1.618

Nguồn: http://www.indexmundi.com/china/current_account_balance.html

Từ 1979 đến 1993 (14 năm), Trung Quốc đã điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái 7 lần. Xu hướng điều chỉnh là phá giá mạnh đồng NDT. Năm 1993, mức điều chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng CNY) gây ra vẫn rất lớn (bảng 9). Lý do là vì tỷ giá CNY/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bảng 8: Tổn thất tài chính với xuất khẩu do tỷ giá ở Trung Quốc (đơn vị: CNY).

Năm 1979 1981 1983 1985 1988 1993

Chi phí để thu 1 USD xuất khẩu 2,40 2,31 3,02 3,67 5,80 6,32

Tổn thất ứng với 1 USD xuất khẩu 0,85 0,49 0,22 0,73 2,08 1,0

Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998.

Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, ngày 1/1/1994, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiến hành phá giá mạnh đồng CNY. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh từ mức 5.8 CNY/USD lên mức 8.7 CNY/USD, ngang bằng với tỷ giá thị trường tự do. Tỷ lệ phá giá thực tế theo tính toán là 50.14% . Phá giá đã nhanh chóng cải thiện được sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trên phương diện giá cả. Đồng thời với việc phá giá nội tệ, Trung Quốc đã chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết.

1.2. Diễn biến

Để hạn chế những tác động tiêu cực của sự thay đổi mạnh trang chính sách tỷ giá hối đoái lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã song song thực hiện một loạt các biện pháp hỗ trợ như xây dựng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thực hiện ngân

hàng kết nối, cải tiến cơ chế điều hành tỷ giá, cải thiện và hoàn chỉnh quản lý thu chi, kết toán ngoại hối, xóa bỏ kế hoạch thu chi ngoại tệ mang tính mệnh lệnh, xóa bỏ sự ghìm giá và tăng ngoại hối của các công ty, tăng cường oạt động kiểm soát của NHTW đối với các giao dịch ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định số lượng và địa chỉ các ngân hàng được phép giữ lại một phần ngoại tệ để chủ động trong hoạt động kinh doanh…

Kết quả của phá giá mạnh đồng CNY và hàng loạt các biện pháp hỗ trợ khác là Trung Quốc đã nhanh chóng khôi phục lại đà tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát tốc độ nhập khẩu và cải thiện được Cán cân thương mại. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 1994 đạt 12.7%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 20.97%.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 52 - 54)