II. Phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1997 đến nền kinh tế Thái Lan
2.1. Ảnh hưởng tích cực
Dù cuộc phá giá tiền tệ vào tháng 2/1997 của Thái Lan là do điều kiện bắt buộc vì không còn đủ dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định nhưng nó cũng đã có một số tác động tích cực lên nền kinh tế Thái Lan.
Việc đồng Bath phá giá đã hạn chế nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại của Thái Lan. Chỉ trong vòng 16 tháng cán cân thương mại của Thái Lan đã thặng dư ở mức 11.485 triệu USD và tiếp tục thặng dư trong các năm tiếp theo cho dù mức thặng dư giảm dần do Chính phủ cam kết sẽ trả hết nợ nước ngoài và nợ ngân hàng. Bảng 4 – 5: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan gian đoạn từ quý 3/1997 – 2000
Đơn vị: Triệu USD Q3/1997 Q4/1997 Q1/1998 Q2/1998 Q3/1998 Q4/1998 Q1/1999 EX (FOB) 14,515.0 14,893.0 13,251.0 12,952.0 13,259.0 13,416.0 12,695.0 % change13 7.10 6.66 -2.90 -5.25 -8.65 -9.91 -4.19 IM (CIF) 15,376.0 12,399.0 10,122.0 10,352.0 10,112.0 10,057.0 10,021.0 % change -11.40 -27.53 -39.82 -38.21 -34.23 -18.88 -0.99 TB -861.0 2,494.0 3,129.0 2,600.0 3,147.0 3,359.0 2,674.0 CA -746.0 2,871.0 4,210.0 2,811.0 3,410.0 3,860.0 3,972.0 Q2/1999 Q3/1999 Q4/1999 Q1/2000 Q2/2000 Q3/2000 Q4/2000 EX (FOB) 13,686.00 14,704.00 15,716.00 16,220.00 15,747.00 17,996.00 17,926.00 % change 5.66 10.89 17.14 27.76 15.05 22.38 14.06 IM (CIF) 11,566.0 12,330.0 13,612.0 14,301.0 14,800.0 16,502.0 16,820.0 % change 11.72 21.93 35.34 42.71 27.96 33.83 23.56 TB 2,120.00 2,374.00 2,104.00 1,919.00 947.00 1,494.00 1,106.00 CA 2,218.00 3,026.00 3,249.97 3,302.00 1,677.00 2,165.00 2,184.00 Nguồn: Bank of Thailand, http://www2.bot.or.th/statistics/ReportPage.aspx?
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi Thái Lan tiến hành phá giá vào đầu quý 3 năm 1997, nhập khẩu của quốc gia này đã giảm mạnh trong 6 quý liên tục (bảng 5) trong khi xuất khẩu có biến động nhưng không nhiều đã giúp Cán cân thương mại và theo đó là Tài khoản vãng lai thặng dư liên tục giai đoạn sau phá giá.
Sau khi phá giá, do sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng lên nên xuất khẩu của Thái Lan cũng có xu hướng tăng nhưng tăng không nhiều do trong giai đoạn này, khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên diện rộng và nền kinh tế Thái Lan cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và suy thoái.
Tuy nhiên, điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Thái Lan, giúp nó từng bước thoát khỏi khủng hoảng và ổn định về mặt vĩ mô. Cụ thể là sau khi xuất khẩu của Thái Lan sụt giảm trong vài quý đầu đã tăng trở lại và có xu hướng tăng liên tục. Đi kèm với đó là dấu hiệu tăng trở lại trong GDP và GNP chứng tỏ nền kinh tế Thái Lan sau những tác động tiêu cực ban đầu của phá giá nội tệ và khủng hoảng tài chính đã từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Phá giá tiền tệ Thái Lan năm 1997 diễn ra trong khi thị trường tài chính Thái Lan đang lâm vào khủng hoảng, dự trữ ngoại hối cạn kiệt, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái đồng thời Chính phủ cũng không có những động thái thích hợp để giải quyết tình trạng này, do vậy không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của phá giá đến nền kinh tế Thái Lan.
Bảng 6: GDP, GNP trên đầu người và CPI của Thái Lan giai đoạn 1996 - 2000
1996 1997 1998 1999 2000
GDP tính theo mức giá cố định năm 1998 (tỷ Bath)
3,115.3 3,072.6 2,749.6 2,871.9 3,008.4
(% change)14 5.8 -1.4 -10.5 4.4 4.8
GNP trên đầu người (Bath : đầu người) 75,145.5 76,057.4 72,979.2 72,980.6 77,860.1 CPI toàn phần (2007=100)15 71.8 75.9 82.0 82.2 83.5 (% change)16 5.9 5.6 8.0 0.3 1.6 CPI cơ bản (2007=100)17 81.0 84.8 90.8 92.4 93.2 (% change) 5.1 4.6 7.1 1.8 0.7
14 Phần trăm thay đổi so với năm GDP năm trước đó
15 Headline Consumer Price Index với chỉ số năm 2007 = 100 16 Phần trăm thay đổi so với năm trước đó
Tỷ giá bình quân THB:USD 25.3 31.4 41.4 37.8 40.2
Nguồn: Bank of Thailand, http://www2.bot.or.th/statistics/ReportPage.aspx? reportID=409&language=eng
Từ bảng số liệu trên ta thấy phá giá trước tiên đã khiến tỷ lệ lạm phát ở Thái Lan tăng cao, đặc biệt là trong năm 1998. CPI toàn phần của Thái Lan năm 1998 tăng khoảng 8% so với năm 1997, sau đó có tăng lên trong các năm tiếp theo nhưng không nhiều. Có thể khẳng định phá giá đã khiến lạm phát của Thái Lan tăng đột biến.
Bên cạnh đó, sau khi phá giá nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Trong năm 1998, mức tăng trưởng GDP là -10.5%, cùng với đó là GNP bình quân trên đầu người giảm khoảng trên 4%. Hai năm 1999 và 2000 tình hình đã được cải thiện hơn, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Có thể nhận thấy phá giá đi kèm với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã khiến nền kinh tế của Thái Lan năm 1998 ở trong tình trạng trì trệ, tăng trưởng âm với mức chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế mất ổn định.
Biểu đồ 7: GDP Thái Lan tính theo mức giá năm 1988 giai đoạn 1996 – 2000
Nguồn: http://www.indexmundi.com/thailand/
Phá giá cũng làm tăng ghánh nặng nợ nước ngoài của Thái Lan tính theo đồng nội tệ. Vào năm 1997, tổng nợ chưa trả của Thái Lan vào khoảng 109.2 tỷ USD, gấp khoảng gần 5 lần dự trữ ngoại hối trong năm này là 27 tỷ USD. Với khoản nợ khổng lồ và quỹ dự trữ ngoại hối cạn kiệt, phá giá đồng Bath khiến gánh nặng nợ của Thái Lan tăng lên đáng kể. Nếu Chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng Bath sớm
hơn, khi quỹ dự trữ ngoại hối chưa cạn kiệt như tại thời điểm tháng 7/1997 thì đã giảm được phần nhiều gánh nặng nợ này.