Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1994 đến nền kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 54 - 58)

III. Phá giá tiền tệ ở Trung Quốc năm 1994

2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1994 đến nền kinh tế Trung Quốc

2.1. Ảnh hưởng tích cực

Xét một cách tổng quát, phá giá tiền tệ năm 1994 đã đem lại nhiều tác động tích cực hơn là tiêu cực cho Trung Quốc, cụ thể là:

Trong ngắn hạn:

Trong những năm 1995 – 1997, phá giá CNY đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới, Cán cân thương mại được cải thiện đáng kể. Ngoài những ngành hàng truyền thống vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc, trong thời gian này Trung Quốc còn đẩy mạnh hình thức gia công xuất khẩu và thương mại đối ứng và được triển khai mạnh mẽ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với giá trị gia tăng trong gia công thường nhỏ, chỉ chiếm khoảng ¼ tổng giá tị hàng xuất khẩu và lượng ngoại tệ thu được từ hình thức này nhỏ hơn rất nhiều so với xuất khẩu truyền thống vì kim ngạch xuất khẩu còn được dùng để nhập khẩu nguyên vật liệu và cấu kiện cho nên hiệu quả của hoạt động gia công phụ thuộc vào những biến động của giá cả trên thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa là việc phá giá CNY sẽ có tác động mạnh mẽ vào hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Đồng CNY được duy trì ở mức ổn định sau phá giá giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng và tốc độ sản xuất cao nhất trong nhóm các

nước đang phát triển trên thế giới. Ngày 1/12/1996, đồng CNY chính thức được IMF công nhận là đồng tiền có thể tự do chuyển đổi trên Tài khoản vãng lai. Đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và thực sự cũng là một yếu tố để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc.

Trong dài hạn:

Những thành tựu do cuộc phá giá năm 1994 đem lại đã góp phần tạp cơ sở để Trung Quốc có thể duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng giảm sốc cho nền kinh tế trước những biến động của môi trường bên ngoài.

Sự thặng dư lớn của Cán cân thương mại đã giúp cho Tài khoản vãng lai của Trung Quốc được cải thiện đáng kể trong những năm tiếp theo. Tài khoản vãng lai của Trung Quốc liên tục thặng dư trong một thời gian dài. Trong giai đoạn 1994 – 1997, giá trị Tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã tăng gấp hơn 5 lần18.

Bảng 9: Tài khoản vãng lai, Cán cân thương mại và tỷ giá danh nghĩa của Trung Quốc giai đoạn 1994 – 1997

Năm 1994 1995 1996 1997

Tài khoản vãng lai (tỷ USD) 7.657 1.618 7.243 36.962

Cán cân thương mại (triệu USD) 16620 18050 19535 46222

Tỷ giá danh nghĩa CNY/USD 8.7 8.3514 8.3142 8.2898

Nguồn: người viết tự tổng hợp

Bên cạnh những tác động tích cực đến Tài khoản vãng lai, phá giá CNY cũng đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cán cân vốn của Trung Quốc. Có thể thấy rằng bên cạnh những chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn cũng như lợi thế về giá nhân công rẻ, thì việc phá giá đồng CNY giúp cho hàng hóa nước này rẻ hơn ở nước ngoài cũng là một trong những nhân tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài coi Trung Quốc như một điểm đến đầy hứa hẹn. Năm 1994, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện của quốc gia này là 33.767 tỷ USD19.

18 TS.Nguyễn Văn Tiến và Đỗ Thị Phương Trang, Nhìn nhận vấn đề nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, 2006

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy phá giá có nhiều tác động tích cực, Trung Quốc cũng phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát khá cao ngay trong năm 1994 là 24,1% (tăng 63.95% so với năm 1993) do hậu quả của việc tăng cung tiền nội tệ.

Bảng 10: Tỷ lệ lạm phát theo giá tiêu dùng của Trung Quốc giai đoạn 1992 – 1997

1992 1993 1994 1995 1996 1997

Lạm phát (theo giá tiêu dùng) 6.4 14.7 24.1 17.1 8.3 2.8

% thay đổi so với năm trước 88.24 129.69 63.95 -29.05 -51.46 -66.27

Nguồn: http://www.indexmundi.com/china/inflation_rate_(consumer_prices).html

Nhưng tác động này chỉ là trong ngắn hạn và đã được Chính phủ điều chỉnh kịp thời bằng chính sách thắt chặt tiền tệ mà cụ thể là giảm tốc độ tăng cung tiền và tăng lãi suất. Kết quả là lạm phát giảm xuống nhanh chóng và ở mức ổn định trong giai đoạn sau phá giá. Trong năm 1995 lạm phát đã giảm 17.1% và tiếp tục giảm trong hai năm 1996 và 1997.

3. Hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 Biểu đồ 9: Tài khoản vãng lai của Trung Quốc giai đoạn 1993 – 1998

Từ đồ thị trên ta thấy sau khi tuyên bố phá giá đồng CNY trên 50% vào đầu năm 1994, Tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong năm này. Nếu tính đến cuối năm 1993, con số Tài khoản vãng lai đang thâm hụt là 11.9 tỷ USD thì chỉ trong vòng 1 năm 1994, Tài khoản vãng lai của quốc gia này đã thặng dư tới 7.6 tỷ USD tức tăng khoảng 163%. Nhưng sau đó, vào năm 1995 dù Cán cân thương mại vẫn tiếp tục thặng dư nhưng Tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm khoảng 78%, xuống còn 1.6 tỷ USD. Nguyên nhân khiến Tài khoản vãng lai của Trung Quốc giảm trong năm này là do một khối lượng lớn vốn FDI đã chảy vào quốc gia này tính từ năm 1994.

Dựa vào các số liệu trên ta nhận thấy trong lần phá giá này của Trung Quốc, biến động của Tài khoản vãng lai của quốc gia này cũng không thể hiện đúng như những gì lý thuyết hiệu ứng tuyến J đã chỉ ra. Rõ ràng, phá giá đã có tác động tích cực ngay lập tức đến tình hình Tài khoản vãng lai của Trung Quốc mà không cần một độ trễ về mặt thời gian để nó phát huy hiệu quả như trong lý thuyết đưa ra. Có thể nêu ra một số nguyên nhân giải thích như sau:

Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh cao do ngoài yếu tố giá rẻ một cách tương đối do phá giá nó còn có được lợi thế từ một thị trường lao động giá rẻ. Do vậy, sau khi phá giá xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, giúp cải thiện Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai.

Yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc, do vậy khi khi giá đồng nội tệ giảm lập tức giúp Cán cân thương mại được cải thiện. Sau lần phá giá này, Trung Quốc đã duy trì chính sách đồng nội tệ yếu trong một thời gian dài và nó đã có những ảnh hưởng tích cực lên xuất nhập khẩu của quốc gia này. Trong nhiều năm liền, Cán cân thương mại song phương của Trung Quốc với hầu hết các đối tác thương mại chính của nó thì một phần không nhỏ các đối tác luôn phải chịu tình trạng cán cân thâm hụt trong đó có thể kể đến Mỹ hay EU…

Sau giai đoạn 1990 – 1993 điều chỉnh tỷ giá khá thành công, nền kinh tế Trung Quốc đang có những biến đổi tích cực. Muốn tăng trưởng kinh tế giai đoạn này thì thúc đẩy xuất khẩu là một nhân tố quan trọng. Đi kèm với các chính sách vĩ mô hiệu quả khác, phá giá CNY đã giúp cho mục Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng

trưởng kinh tế mạnh, cải thiện toàn bộ nền kinh tế. Phá giá tại thời điểm thuận lợi này đã giúp Trung Quốc tránh được những tác động tiêu cực của phá giá trong ngắn hạn lên Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại.

Trong năm 1992, Tài khoản vãng lai của Trung Quốc thặng dư nhưng đến năm 1993 thì thâm hụt. Như vậy tình trạng Tài khoản vãng lai tại thời điểm phá giá đã thỏa mãn phần nào điều kiện để phá giá thành công. Và thực tế đây là cuộc phá giá thành công của Trung Quốc vì nó đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, tạo tiền đề cho việc xây dựng vị thế ngày càng cao của quốc gia này trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w