Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 38 - 41)

I. Phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994

2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ 1994 đến nền kinh tế Mexico

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Theo sau cuộc phá giá năm 1994 của Mexico là khủng hoảng kinh tế khiến nền kinh tế Mexico suy thoái trầm trọng trong năm 1995.

GDP của Mexico tính theo mức tỷ giá hối đoái chính thức đã giảm mạnh vào năm 1995, từ 420.773 tỷ USD xuống còn 286.184 tỷ USD vào năm 1995 tương đương với khoảng 68% giảm. Tỷ lệ tăng trưởng thực tế của GDP Mexico nếu năm

1994 là khoảng 4.415%/năm thì năm 1995 đã giảm xuống -6.167%/năm8. Có thể nói trong suốt năm 1995 Mexico đã ở trong tình trạng khủng hoảng và suy thoái trầm trọng.

Trong năm 1995, nền kinh tế Mexico suy thoái sâu sắc đi kèm với GNP (Tổng sản phẩm quốc nội) giảm 9,3% (vào quý 3/1995) là nguyên nhân khiến Cán cân thương mại chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư chỉ khoảng 2 tháng sau khi phá giá bắt đầu9. Rất nhiều tổ chức tài chính và các doanh nghiệp tư nhân cảm thấy gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng lớn do đồng Peso mất giá dẫn đến khủng hoảng tài chính trong toàn bộ hệ thống. Và việc hỗ trợ cho các tổ chức tài chính ra khỏi khủng hoảng khiến Chính phủ tiêu tốn khoảng 12% GNP vào năm 1995.

Phá giá nội tệ cũng khiến tỷ lệ lạm phát của Mexico tăng cao trong năm 1995. Nếu năm 1994 tỷ lệ lạm phát của Mexico đang ở mức trên 6% thì tỷ lệ này vào năm 1995 đã lên tới khoảng 36% do tác động của phá giá tiền tệ và được duy trì trong năm 1996.

Biểu đồ 9: Tỷ lệ lạm phát (tính theo trung bình thay đổi giá tiêu dùng) của Mexico giai đoạn 1990 – 2000.

8 International Moneytary Fund, 2008 World Economic Outlook,

Nguồn: http://www.indexmundi.com/mexico/inflation_rate_(consumer_prices).html

Vào khoảng giữa thập niên 90, chống lạm phát đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của NHTW Mexico và họ đã thực hiện nhiệm vụ này khá hiệu quả. Tỷ lệ lạm phát tính theo thay đổi trong mức giá tiêu dùng đã giảm từ 36% năm 1995 xuống hơn 9% năm 2000 và xuống còn 4,6% năm 200410.

Một tác động tiêu cực nữa của phá giá tiền tệ là việc lãi suất trong nước tăng cao ở Mexico sau khi phá giá. Sau đợt khủng hoảng tỷ giá hối đoái vào giữa tháng 12/1994, lãi suất của Mexico tăng mạnh. Sự chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và lãi suất trái phiếu Chính phủ Mexico tính bằng đồng nội tệ thể hiện mức chi phí tăng thêm do rủi ro default risk11 của Mexico. Từ biểu đồ ta có thể thấy, đến tuần thứ 4 của tháng 1/1995, tỷ lệ rủi ro này là vào khoảng 13%. Sự chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ tính bằng đồng USD và tính bằng đồng Peso thể hiện mức chi phí do kỳ vọng phá giá đồng Peso. Vào tháng 1/1995, sự chênh lệch này là 6%. Như vậy, sau khủng hoảng sự dịch chuyển của lãi suất chủ yếu là do mức phí bù rủi ro đối với trái phiếu của Mexico.

10http://www.indexmundi.com/mexico/inflation_rate_(consumer_prices).html

Biểu đồ 10: Tỷ lệ lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn 3 tháng của Mexico và Mỹ

Nguồn: http://www.galbithink.org/topics/mex/mint.htm

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w