tiễn phá giá của Mexico, Thái Lan và Trung Quốc
1. Bài học về chính sách tỷ giá hối đoái
Bài học rõ ràng nhất về chính sách tỷ giá hối đoái thông qua trường hợp phá giá của Mexico và Thái Lan là không nên sử dụng chính sách tỷ giá trong đó đồng nội tệ được neo cố định vào một đồng ngoại tệ khác trong một thời gian quá dài. Chính sách này khiến giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ cao hơn giá trị thực, không phản ánh đúng giá trị thực tế của đồng tiền trên thị trường. Kết quả là hàng hóa xuất khẩu trong nước mất khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới, xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu tăng. Điều này dẫn đến nguồn thu ngoại hối của quốc gia bị giảm, dự trữ ngoại hối cũng giảm theo khiến nền kinh tế bị động trước các cú sốc từ bên ngoài do Chính phủ thiếu công cụ để điều chỉnh vĩ mô khi có các cú sốc phát sinh.
Trong trường hợp phá giá của Trung Quốc năm 1994, ta có thể thấy sự kết hợp đồng bộ của một chính sách tỷ giá hối đoái mềm dẻo linh hoạt với các chính sách vĩ mô khác là một điều hết sức cần thiết.
Trung Quốc coi chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế. Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái chỉ có thể phát huy hết hiệu quả khi kết hợp với các chính sách khác nhằm hạn chế những tác động bất lợi đồng thời phát huy những tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Một chính sách tỷ giá hối đoái đảm bảo tính dự báo tỷ giá trong ngắn hạn và dài hạn sẽ tạo khả năng ổn định lâu dài, hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối.
Đồng thời, sự nhanh nhạy của các nhà hoạch định và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố quan trọng. Sự nhạy cảm và phản ứng nhanh của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trước những diễn biến và ảnh hưởng phức tạp của tỷ giá lên nền kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của một chính sách tỷ giá. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Mexico và Thái Lan không có được trong bối cảnh cuộc phá giá đã đề cập ở trên của hai quốc gia này.
Như vậy, một chính sách tỷ giá không linh hoạt sẽ dẫn đến đồng nội tệ bị định giá cao, gây tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế.
Trước hết, tỷ giá hối đoái giao dịch thấp hơn tỷ giá hối đoái cân bằng nên kích thích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng Cán cân thương mại, Tài khoản vãng lai và nền sản xuất trong nước.
Tiếp theo, tỷ giá hối đoái luôn chịu sức ép tăng giá một chiều nên tạo cơ hội cho hiện tượng đầu cơ tiền tệ phát triển. Điều này đến lượt nó lại càng làm tăng sức ép phá giá nội tệ.
Cuối cùng, do sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức được thông báo và tỷ giá trên thị trường đã tạo điều kiện cho thị trường tự do phát triển, ngoại tệ không tập trung hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng thương mại gây khó khăn cho nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách có nhận thức được mối đe dọa từ những nguy cơ này đúng lúc để đưa ra quyết định phá giá kịp thời nhằm có thể phát huy hết những ảnh hưởng tích cực của phá giá đồng thời có thể chủ động hạn chế những tác động tiêu cực của nó.
2. Bài học về thời điểm phá giá
Bài học đầu tiên có thể rút ra là Chính phủ cần chủ động chọn thời điểm để phá giá đồng tiền. Chính sách phá giá nếu được thực hiện đúng thời điểm và bằng
những biện pháp thích hợp chắc chắn sẽ cải thiện được Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai, tạo đà cho phát triển kinh tế. Để làm được điều này cần có một số điều kiện nhất định.
Thái Lan nên quyết định tuyên bố phá giá đồng Bath trước thời điểm 2/7/1997, do trong suốt mùa hè năm 1996 và 3 tháng đầu năm 1997 đồng Bath cũng đã bị tấn công một cách chu kỳ bởi các nhà đầu cơ tuy sự tấn công này không mạnh như đợt cuối tháng 5/1997. Tuy nhiên, Chính phủ Thái đã trì hoãn không phá giá mà cố gắng giữ vững một mức tỷ giá quá cao trong khi các dấu hiệu nguy hiểm cho nền kinh tế đã trở nên quá rõ ràng, kết quả là bị buộc phải phá giá khi quỹ dự trữ ngoại hối cạn kiệt, nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng tài chính nổ ra đồng thời phải vay nợ từ IMF để có thể ổn định kinh tế.
Cũng tương tự như vậy với trường hợp của Mexico, nếu Chính phủ Mexico từ bỏ chính sách tỷ giá cố định khi dấu hiệu Cán cân thương mại thâm hụt quá lớn và chỉ được tài trợ bởi vốn vay nước ngoài trở nên rõ ràng thì nền kinh tế quốc gia này đã không phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng như vậy.
Cuộc phá giá công khai năm 1994 với kỹ thuật phá giá mạnh, tiến hành một lần là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng và của nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Đồng CNY giảm giá hơn 50%, nhờ đó Cán cân thương mại không ngừng được cải thiện sau khi phá giá. Mặc dù nền kinh tế cũng phải trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát khá cao (trên 20% vào năm 1994) nhưng đã được các nhà hoạch định chính sách kịp thời khống chế bằng cách giảm cung tiền và tăng lãi suất. Sự thành công của cuộc phá giá này là nhờ Trung Quốc đã lựa chọn đúng thời điểm và một mức độ phá giá hợp lý.
Về thời điểm phá giá năm 1994 của Trung Quốc, trong năm này tổng các hệ số co giãn cầu nhập khẩu và xuất khẩu đã thỏa mãn một phần điều kiện Marshall- Lerner, đồng thời Tài khoản vãng lai đang trong trạng thái thâm hụt. Bên cạnh đó, giai đoạn 1992 – 1994 Trung Quốc luôn duy trì một mức lạm phát khá cao trong nền kinh tế, do vậy phá giá đồng CNY thời gian này là cần thiết để đối phó với sự mất giá thực tế của đồng CNY so với USD và nhằm đưa sức mua đối ngoại của đồng CNY về giá trị thực của nó. Đồng thời, môi trường quốc tế thời gian này khá thuận lợi cho
phá giá Trung Quốc thành công. Giá hàng nhập khẩu trên thế giới đang thấp và có xu hướng giảm, nhu cầu thế giới về hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang cao và có xu hướng tăng. Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội để tăng khối lượng xuất khẩu mà không cần giảm giá bán.
Bài học thứ hai là không nên tiến hành phá giá khi dự trữ ngoại hối không đủ mạnh. Chính điều này đã khiến hai quốc gia Thái Lan và Mexico không thể duy trì một mức tỷ giá cân bằng, có lợi cho các hoạt động kinh tế sau khi phá giá. Do thiếu công cụ điều tiết tỷ giá nên Chính phủ không thể có những động thái thích hợp có lợi cho nền kinh tế, kết quả là không tận dụng được những tác động tích cực mà phá giá đem lại.
Thứ ba, mục tiêu ổn định đồng tiền phải được đặt ra ngay sau khi phá giá tiền tệ phát huy tác dụng. Sau khi thực hiện cuộc phá giá mạnh, Chính phủ Trung Quốc đã duy trì thành công một mức tỷ giá hối đoái ổn định không dao động quá xa mức 8.7 CNY/USD tại thời điểm phá giá. Do đó đã đem lại lòng tin vào đồng nội tệ, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, cải thiện Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai, không ngừng tăng dự trữ ngoại hối làm tấm nệm chống đỡ cho khủng hoảng.
Có thể nói chính sách phá giá tiền tệ luôn có tính chất hai mặt, nhưng nó có thể đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực hơn cho nền kinh tế và nền kinh tế phải trả giá ít hơn cả trong ngắn hạn và dài hạn nếu nó được thực hiện tại một thời điểm thích hợp với một phương pháp thích hợp.
Nếu Cán cân thương mại và Cán cân Tài khoản vãng lai có dấu hiệu thâm hụt liên tục trong một thời gian mà nguyên nhân chính là do đồng nội tệ bị định giá cao hơn giá trị thực thì tiến hành phá giá là một động thái cần thiết. Tránh để đến khi Cán cân thương mại thâm hụt quá nặng và thường xuyên được bù đắp bởi thặng dư cán cân vốn do vay nợ nước ngoài mới tiến hành phá giá. Lúc đó cho dù Cán cân thương mại có được cải thiện thì thặng dư thương mại cũng chỉ được dùng để trả nợ nước ngoài, không có tác dụng làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong dài hạn.
Phá giá có thể tiến hành một lần với mức độ mạnh hoặc một số lần với biên độ tăng dần. Nhưng điều quan trọng là sau phá giá phải đặt mục tiêu bình ổn giá trị đồng tiền lên hàng đầu để duy trì lòng tin của nhà đẩu tư và xã hội vào giá trị đồng nội tệ.
Để làm được điều này, Chính phủ cần kết hợp một cách đồng bộ và hợp lý chính sách tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế vĩ mô khác một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG III. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ RÚT RA CHO VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam
1. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tháng 2/1999 – nay – nay
Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến kinh tế trong đó phải kể đến tác động không nhỏ của chính sách tỷ giá. Việt Nam đã không ít lần tiến hành phá giá và nhìn chung xu hướng của tỷ giá là ngày càng linh hoạt hơn.
Đặc trưng chính sách tỷ giá của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng. Căn cứ vào hai yếu tố này, chính sách tỷ giá của Việt Nam kể từ khi có đồng tiền quốc gia (1955) được chia thành bốn thời kỳ như sau:
1955 – 1989: đặc trưng của thời kỳ này là nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, do đó, tỷ giá cũng do nhà nước độc quyền xác định chứ không tính đến yếu tố cung cầu trên thị trường. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc.
1989 – 1991: đặc trưng của thời kỳ này là chế độ đa tỷ giá đã được bác bỏ, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Bởi vậy, nhiểu người coi thời kỳ này là thời kỳ thả nổi tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát.
1992 – 2/1999. Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá được xác định trên cơ sở:
Đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994. Do đó, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 1/1995 đến 2/1999. Nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn trước.
Ngoài ra trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997 – 1998.
Từ 3/1999 – nay. Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN bây giờ chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Đây là giai đoạn chuyển từ chế độ tỷ giá cố định (tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khóa luận chỉ xin đề cập đến đặc điểm của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn từ tháng 2/1999 đến nay. Trong giai đoạn này, chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta có một số đặc điểm chính như sau.
Thứ nhất, chính sách tỷ giá đã có nhiều cải cách trong cơ chế điều hành.
Từ đầu năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, tình hình kinh tế - tiền tệ - tỷ giá trong nước tương đối ổn định. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái là: “điều hành linh hoạt tỷ giá, phù hợp với cung – cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ, không để những biến động lớn ảnh hưởng tới tình hình kinh tế,chính trị, xã hội”.
Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đã có những cơ chế cải cách lớn trong cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Việc ban hành hai quyết định số 64/1999/QĐ – NHNN7 về việc công bố tỷ giá của VND với một số ngoại tệ và quyết định số 65/1999/QĐ – NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cơ chế quản lý và điều hành tỷ giá theo định hướng thị trường của NHNN Việt Nam.
Kể từ 26/2/1999, NHNN Việt Nam chỉ công bố một tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH của VND với USD trên các phương tiện thông tin đại chúng thay vì công bố hai loại tỷ giá như trước đây: tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào bán ra trên TTNTLNH của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ không được phép xác định tỷ giá mua bán giao ngay vượt quá ±0,1% so với tỷ giá này.
Biên độ quy định tỷ giá của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ cũng không ngừng được điều chỉnh. Trong giai đoạn 1999 – 2000 khi mới thực hiện
cơ chế này NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nhưng sau đó các quy định đã dần được điều chỉnh theo hướng nới rộng hơn và ít kỳ hạn chi tiết hơn. Từ 28/5/2004 đến nay, NHNN không còn quy định biên độ dao động tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn nữa mà các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng được thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn VND/USD. Điều này có nghĩa là mức tỷ giá đã được tự do hóa.
Song song với việc thay đổi cơ chế tỷ giá, NHNN Việt Nam đã có quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: bãi bỏ lãi suất trần và thay thế bằng lãi suất cơ bản. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa vào tháng 6/2002. Với cơ chế này, NHNN có thể tác động đến lãi suất thị trường qua các công cụ gián tiếp khác nhau như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên TTNTLNH mà không phải bằng các mức lãi suất quy định mang nặng tính chất hành chính như trước đây.
Về quản lý ngoại hối, đầu năm 1999 các quy định mới ra phù hợp với tình hình mới và Luật Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ kết hối thời gian đầu quy định là 100%, sau đó giảm dần xuống 80% rồi 40% và hiện nay là 0%. Theo đó các doanh nghiệp