Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 41 - 42)

I. Phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994

3. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994

Biểu đồ 6: Tình hình Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại của Mexico từ quý 1/1994 đến quý 4/1996

Nguồn: Banco de Mexico, http://www.banxico.org.mx

Dựa vào biểu đồ 6 ở trên ta thấy Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại của Mexico sau khi phá giá không biến động theo lý thuyết hiệu ứng tuyến J đã chỉ ra. Khóa luận xin nêu ra một số lý do giải thích như sau.

Tỷ lệ lãi suất hàng năm cho trái phiếu kỳ hạn 3 tháng:

US T-bills: Trái phiếu Chính phủ Mỹ

$-Mex bonds (Tesobonos): Trái phiếu Chính phủ Mexico tính bằng USD

Peso-Mex bonds (Cetes): Trái phiếu Chính phủ Mexico tính bằng đồngPeso

Thứ nhất, đề cập đến sự tăng đột biến của Tài khoản vãng lai từ thâm hụt chuyển sang thặng dư, có thể giải thích là do sự giảm mạnh của nhập khẩu. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh mẽ nhập khẩu ngay sau khi phá giá có thể nói là do đồng Peso mất giá quá nhiều cùng với suy thoái trầm trọng nền kinh tế. Sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Mexico có tăng lên khi đồng nội tệ mất giá, do đó khiến lượng xuất khẩu tăng lên nhưng không nhiều do nền kinh tế của Mexico trong thời kỳ sau phá giá đã rơi vào suy thoái, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, do áp lực lạm phát tăng cao khiến một phần lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu có được do phá giá giảm vì mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên. Do đó nó cũng là một nhân tố hạn chế nhập khẩu tăng trong thời gian sau phá giá.

Sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, lúc đó nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại (giữa năm 1995). Vào thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng được hưởng lợi thế cạnh tranh do giá trị đồng nội tệ thấp đem lại nên giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng. Đồng thời giá trị đồng nội tệ thấp góp phần hạn chế nhập khẩu, do đó xuất khẩu vẫn được duy trì cao hơn nhập khẩu nhưng khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu được thu hẹp dần do nền kinh tế hồi phục, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trở lại. Kết quả là thặng dư thương mại và Tài khoản vãng lai vẫn được duy trì trong năm 1996, nhưng lượng thặng dư giảm dần.

Sau khi tuyên bố phá giá, Cán cân Tài khoản vãng lai của Mexico đã thặng dư liên tục trong suốt 3 năm và mức thặng dư duy trì khá ổn định dù không tránh khỏi những biến động. Như vậy mặc dù không biến động đúng theo hiệu ứng tuyến J mô tả nhưng kết quả của cuộc phá giá tiền tệ năm 1994 tại Mexico thể hiện trên biến động của Tài khoản vãng lai cho thấy điều kiện Marshall-Lerner đã được thỏa mãn trong dài hạn, phá giá đã có tác dụng cải thiện Tài khoản vãng lai của quốc gia này.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w