Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 119 - 120)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.4.Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm

Phải tập trung cho các dự án trọng điểm và các khu công nghiệp của địa phương. Hỗ trợ hoặc tham gia cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án có khả năng thu hồi vốn để tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn khác...

- Đối với các dự án trọng điểm tỉnh phải có sự phân loại để tập trung đầu tư. Những dự án này phải có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các ngành, vùng và thu hút các nguồn vốn đầu tư như: các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và những vùng ngành có nhiều tiềm năng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, đòi hỏi các ngành các cấp phải có sự ưu tiên, chú trọng và tuân thủ đúng trình tự thủ tục đầu tư.

- Đối với các khu công nghiệp của địa phương và những ngành, vùng có nhiều lợi thế, tỉnh cần lập phát triển quy hoạch đồng bộ. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...). Mặt khác, phải có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý như: ưu đãi thuế, tín dụng, về đầu tư chuyển giao công nghệ... để từ đó thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư. Có thể nói, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là những điều kiện quan trọng để thu hút các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư trên địa bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt. Trong những năm tới phải thông qua vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh để tập trung thu hút các nguồn vốn này.

- Muốn vậy, vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách địa phương phải đóng vai trò hạt nhân để vừa thu hút các nguồn vốn khác, vừa có sức lan toả mạnh. Trước mắt, tỉnh cần thông qua chính sách thuế, tài chính và các chính sách khác để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng, kiên cố hoá kênh mương, cứng hoá giao thông nông thôn, các công trình điện nước, phát triển thêm ngành nghề và sản xuất các sản phẩm mới...

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 119 - 120)