Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 127 - 128)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.7.4.Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

- Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đầu tư. Gắn trách nhiệm vật chất đối với những nhà thầu, chủ đầu tư chậm thanh toán, quyết toán. Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư XDCB theo quy định. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án.

- Tránh hiện tượng vốn chờ công trình và khuyến khích đẩy nhanh tiến độ bằng cách: khi chuyển nguồn thanh toán qua KBNN, sở Tài chính chỉ cấp cho các dự án có đầy đủ khối lượng được đề xuất hàng tháng. Cuối quý III hàng năm, cấp có thẩm quyền nên điều tiết kế hoạch bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án không có khối lượng và bổ sung cho các dự án thừa khối lượng.

- Nên áp dụng tỷ lệ % tạm giữ chờ quyết toán, để khi tiến hành thẩm tra, phê duyệt công trình hoàn thành nếu có điều chỉnh tăng giảm chi phí thì các cơ quan hữu quan đỡ mất thời gian kiểm tra tình hình thực hiện công nợ của chủ đầu tư đối với các đơn vị thụ hưởng (chưa nói đến việc thất thoát vốn của Nhà nước khi nhà thầu tuyên bố phá sản, bỏ trốn hoặc cố tình không nộp tiền vào tài khoản NSNN). Ngoài ra còn thúc đẩy các chủ đầu tư lập nhanh báo cáo quyết toán để thanh toán phần tạm giữ.

- Nên bố trí một nguồn vốn dự phòng để thanh toán cho các dự án đã quyết toán xong mà thiếu vốn, vừa tránh tổn thất cho nhà thầu do phải chịu lãi suất các tổ chức tín dụng, vừa khuyến khích chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán.

- Trước khi thẩm tra, phê duyệt, khuyến khích chủ đầu tư mời các tổ chức kiểm toán để kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình hoàn thành.

- Khi nghiệm thu các phần khuất của công trình, nên mời cơ quan chủ trì quyết toán chứng giám; lúc đó có thể xác định được các thông số, kích thước hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi công trình hoàn thành không thể

thấy được. Nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thoát vốn cho công trình.

- Bộ Tài chính nên có quy định rõ phần kinh phí thẩm tra phê duyệt quyết toán được sử dụng như thế nào, tránh tình trạng các địa phương thực hiện không nhất quán, dẫn đến áp dụng chi không đúng quy định.

- UBND tỉnh nên uỷ quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành cho sở Tài chính (nhóm B, C). Đây là việc làm phù hợp với quy định của bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán công trình hoàn thành, vừa thuận lợi đỡ mất thời gian trong trình ký phê duyệt.

- Công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 127 - 128)