Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn xây

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 101 - 105)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.3.5. Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn xây

vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước

Các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng vốn ĐTXDCB như đã được trình bày trong bảng 2.18 và được nhận diện gồm có 4 nhóm nhân tố. Đó là: nhân tố thứ nhất có liên quan đến việc chuẩn bị và lập dự án; nhân tố thứ hai có liên quan đến quản lý và thực hiện dự án; nhân tố thứ ba có liên quan đến tính phù hợp của chính sách quản lý XDCB; nhân tố thứ tư có liên quan đến phân cấp khuyến khích và thanh quyết toán vốn đầu tư. Trên cơ sở kết quả phân tích nhân tố nói trên, các biến mới đã được tạo ra sử dụng chức năng compute trong SPSS để tính. Các biến mới này dựa trên kết quả phân tích nhân tố nói trên được tạo ra bằng cách lấy điểm Li-kert bình quân của các vấn đề thuộc nhân tố. Trị số trung bình mean của 4 nhân số mới này, như được trình bày trong hình 2.18 cũng cho thấy việc chuẩn bị và lập dự án tại Quảng Bình còn chưa cao, bởi vì điểm số Li- kert chỉ là 4,83 trên thang 7 điểm Li-kert và chỉ đạt trên mức trung bình. Tương tự, quản lý và thực hiện dự án cũng chỉ ở mức trên trung bình vì trị số trung bình mean là 4,77 trên thang 7 điểm Li-kert. Phân cấp khuyến khích và thanh quyết

toán vốn đầu tư cũng ở tình trạng tương tự, khi mà trị số trung bình mean chỉ đạt 4,73 trên thang 7 điểm Li-kert. Hình 2.18 cũng cho thấy tính phù hợp của chính sách quản lý XDCB tại Quảng Bình cũng cần phải cải thiện nhiều hơn nữa mới có thể đạt kết quả mong muốn bởi vì trị số trung bình cũng chỉ đạt giá trị 5,4 trên thang 7 điểm Li-kert.

Bảng 2.18: Nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu qủa vốn ĐT-XDCB từ nguồn NSNN

Thông tin thu được từ phiếu điều tra cho thấy trong số các câu trả lời đối với câu hỏi mở về những tồn tại và vướng mắc trong việc sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Quảng Bình được tập trung vào 6 vấn đề chủ yếu như được trình bày tại bảng 2.19. Do đó, số liệu đã được xử lý lại trong SPSS để từ đó có thể kiểm định thống kê Chi-square đối với các ý kiến về những

tồn tại và vướng mắc sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.

Kết quả tại bảng 2.19 cho thấy phép kiểm định thống kê Chi-square hoàn toàn có ý nghĩa ở mức 0,000 với giá trị kiểm định là 35,24 với độ lệch tự do là 5. Có thể nhận thấy rằng, đại đa số ý kiến của người được phỏng vấn (37%) cho rằng văn bản chính sách trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB là còn chưa phù hợp và cần phải điều chỉnh cho kịp thời, bởi vì việc ban hành các văn bản về đến cấp cơ sở còn chậm, văn bản cũ chưa thực hiện xong thì đã ban hành văn bản mới, gây nên sự bất cập về mặt chính sách. Có 22% ý kiến cho rằng công tác giải phóng mặt bằng cũng được xem là tồn tại chủ yếu để sử dụng tốt hơn vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, bởi vì việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thực hiện chưa dứt điểm. Tương tự, có 21% ý kiến của người được điều tra thông tin cho rằng định mức đơn giá vật tư còn chưa chính xác, đôi khi có sự chênh lệch quá cao giữa định mức đơn giá quá cao với giá thực tế thị trường. Những tồn tại khác không kém phần quan trọng, và có liên quan đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình. Đó là: việc quy hoạch xây dựng cơ bản chưa phù hợp (12% số ý kiến); chủ đầu tư chưa đủ năng lực (6%); và việc thực hiện các dự án xây dựng cơ bản còn thiếu ý kiến tham vấn của cộng đồng được hưởng lợi

Bảng 2.19. Kiểm định thống kê Chi-squared các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại

Quảng Bình.

Các tồn tại chủ yếu trong XDCB Số quan sát % Residual

1. Định mức đơn giá chưa phù hợp 15 21 2.8

2. Công tác giải phóng mặt bằng chưa tốt 16 22 3.8

3. Quy hoạch XDCB chưa phù hợp 9 12 -3.2

4. Văn bản chính sách chưa phù hợp 27 37 14.8

5. Năng lực chủ đầu tư kém 5 6 -7.2

6. Thiếu ý kiến tham vấn cộng đồng trong XDCB 1 2 -11.2

Tổng 73 100

Độ lệch tự do df 5

Asymp. Sig 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra trên SPSS)

Tóm lại, trong thời kỳ 2001 - 2005, Quảng Bình đã có nhiều cố gắng huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển KT - XH. Nguồn vốn từ NSNN đã từng bước thể hiện vai trò là "nguồn vốn mồi" nhằm thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã bước đầu phát huy được những lợi thế và sức mạnh của từng vùng... Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN vẫn còn nhiều bất cập làm giảm hiệu quả và kìm hãm sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Chương này đã khái quát hoá những điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội, thu chi NSNN, sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh trong thời kỳ 2001-2005. Đánh giá đúng những nguyên nhân khách, chủ quan; đi sâu phân tích những ưu điểm, tồn tại; quan trọng hơn cả là đánh giá tốt phần mang tính định lượng của công tác này. Từ trên làm căn cứ để đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao, hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN trong giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Quảng Bình.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w