TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 53 - 54)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2. TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH

Thu chi ngân sách tuy không phải là chỉ tiêu duy nhất thể hiện tiềm lực của nền kinh tế; nhưng các chỉ tiêu tài chính này phản ánh bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế - xã hội và chính sách tài chính trong từng thời kỳ đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình. ( Số liệu bảng 2.2).

Bảng 2.2. Tình hình Ngân sách tỉnh Quảng bình (2001-2005)

ĐVT: (tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

1. Thu ngân sách trên địa bàn 1.031,

0 1.438,8 1.770,4 1.663 2.034,2

- Thu từ kinh tế TW 20,8 26,3 29,3 36,6 51,3

- Thu từ kinh tế ĐP 189,5 356,7 404,6 415,4 430,4

- Thu kết dư năm trước 60,7 51,2 75,2 16,5 31,8

- Trợ cấp TW 679,5 902,7 1.183 1.047 1.291,7

- Các khoản thu khác 80,5 101,9 78,3 117,5 229,0

2. Tổng chi ngân sách địa phương

940,3 1.148,3 1.592,8 1.606,7 1.789,7

- Chi đầu tư 239,8 176,9 241,3 378 394,2

- Chi thường xuyên 430,2 442,8 566,9 693,8 863,7

- Chi khác 270,3 528,6 784,6 534,9 531,8

( Nguồn: niên giám thống kê và báo cáo kết quả thu chi ngân sách của Sở Tài chính)

Hàng năm tỉnh đã chú trọng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách một cách hợp lý; rà soát điều chỉnh các khoản phí và lệ phí, từng bước thực hiện khoán thu, khoán chi; đã có các giải pháp tích cực tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách, gian lận thương mại. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình

quân mỗi năm tăng 21,3%, tỷ lệ động viên ngân sách đạt trên 10,46% GDP, đạt chỉ tiêu đại hội XIII đề ra (9-10%). Chi ngân sách địa phương tăng bình quân hàng năm 14,3%/năm. Cơ cấu đầu tư đã từng bước được điều chỉnh theo hướng tập trung hơn cho các chương trình mục tiêu quan trọng. [34]

Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy tình hình thu chi liên tục tăng trừ thu của năm 2004 thấp hơn số thu năm 2003 (từ 1.770,4 tỷ đồng xuống 1.633 tỷ đồng) do thu từ ngân sách TW bị giảm từ 1.183 tỷ đồng xuống 1.047 tỷ đồng. Chi đầu tư XDCB chiếm trong tổng chi ngân sách địa phương có chiều hướng gia tăng, trừ năm 2002 thấp hơn năm 2001(từ 239,8 tỷ đồng xuống 176,9 tỷ đồng) chủ yếu do năm 2002 tỉnh ưu tiên chi cho phần khác nhiều hơn (chủ yếu là chi cho ngân sách cấp dưới). Tuy nhiên, so với nhu cầu đầu tư của tỉnh thì chi đầu tư XDCB qua các năm quá thấp, còn thiếu nhiều. Các khoản thu chủ yếu là thu từ kinh tế địa phương, phần lớn là thu từ trợ cấp của ngân sách TW. Việc phát triển kinh tế của tỉnh để tăng chi cho đầu tư XDCB nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w