Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 122 - 126)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.7.Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư

3.3.7.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán

* Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Các ngành, các cấp phải xem đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để lựa chọn phương án và chủ trương đầu tư.

Khi lập một dự án, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải tính toán và đưa ra các phương án. Sau đó chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất (gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội). Vạch rõ sự cần thiết phải đầu tư, xác định sơ bộ về công nghệ, điều kiện cung cấp vật liệu, thiết bị; tổng vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, phương án quản lý - khai thác và sử dụng lao động, thời gian thực hiện... Dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch phát triển

KT-XH của tỉnh, của ngành. Dự án càng chi tiết khoa học và chính xác sẽ tạo điều kiện để chọn phương án có hiệu quả vốn đầu tư cao. Cần tăng cường và chú trọng nâng cao chất lượng công việc trong các cơ quan thẩm định dự án. Theo quy định các dự án đầu tư khi thẩm định phải đảm bảo:

Thứ nhất, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác. Khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai... đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.

Thứ ba, đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt. Lập dự án khoa học, hợp lý, tiên tiến, tiết kiệm vốn đầu tư.

Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Có chế độ khen thưởng với những cán bộ làm tốt. Đồng thời quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ đưa ra những kết quả thẩm định (hoặc quyết định) đầu tư sai, gây thiệt hại lớn về vốn và tài sản.

Chính vì đây là một trong những khâu quan trọng nhất, đồng thời tránh tình trạng "xin cho", tránh dàn trải trong đầu tư; nhất thiết các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp phải lưu ý: chỉ khi nào ban hành chủ trương cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tư tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ưu tiên những dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tư, lường hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài; tránh tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tư, gây bất bình cho nhân dân.

Đơn vị thẩm định dự án nên trực thuộc UBND tỉnh để tham mưu kịp thời và đỡ mất thời gian trình sữa chữa, bổ sung khi UBND tỉnh không đồng ý một số nội dung trong bản thẩm định dự án.

* Khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán cần lưu ý:

Thứ nhất, hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, vừa hiện đại, mỹ quan, chất lượng và hiệu quả, vừa tiết kiệm vốn đầu tư.

Thứ hai, dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá và hệ số. Áp dụng số hiệu định mức nào? Những định mức không có trong định mức của Nhà nước thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khối lượng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.

Thứ ba, việc thẩm định và phê duyệt TK-DT của các cơ quan chức năng hoặc của chủ đầu tư phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao. Thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt TK-DT tại Nghị định 16/2005/CP, Nghị định 112/2006/CP và các Thông tư hướng dẫn khác.

Thứ tư, các đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản phẩm của mình. Gắn chặt trách nhiệm tư vấn với quá trình thực hiện dự án. Nếu chất lượng tư vấn thấp thì phải bồi thường. Các chủ đầu tư khi ký kết hợp đồng với các cơ quan tư vấn cần gắn trách nhiệm vật chất với chất lượng sản phẩm thiết kế - dự toán và sản phẩm khảo sát. Thực hiện rộng rải việc đấu thầu tư vấn, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực tốt. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn.

Rà soát lại các đơn vị tư vấn có năng lực yếu từ đó có biện pháp cụ thể hoặc xoá tên hoặc rút giấy phép hành nghề.

Thứ năm, phải có chính sách xếp hạng cho các đơn vị tư vấn. Theo đó, quy định rõ hạng doanh nghiệp nào được làm công việc gì, tránh tình trạng các đơn vị tư vấn chỉ lo "chạy" được dự án, chỉ chú trọng về mặt số lượng mà không đảm bảo chất lượng dự án.

3.3.7.2.Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu

- Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, chống phá giá trong đấu thầu. Phải ban hành các tiêu chí chuẩn mực, rõ ràng của hồ sơ mời thầu. Mỗi một dự án đều có những tiêu chí chấm thầu một cách cụ thể và công khai. Tránh tình trạng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn cố tình lập hồ sơ mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng. Áp dụng thống nhất hình thức hợp đồng từ khi mời thầu đến khi quyết toán gói thầu. Cần phải xử lý kiên quyết, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn Luật.

- Giảm đến mức thấp nhất hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Nghiêm cấm việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định. Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng đấu thầu đối với các gói thầu được chỉ định.

- Rà soát lại các nhà thầu có năng lực yếu kém từ đó có biện pháp chế tài thích hợp. Cần phải xử phạt thật nghiêm các nhà thầu có hình thức gian lận trong đấu thầu như: mượn pháp nhân, mượn các nguồn năng lực... Tuỳ theo mức độ mà xử lý, nếu nặng thì cấm tham gia hoạt động vĩnh viễn, nhẹ thì cấm tham gia từ 3 đến 5 năm.

- Chính phủ nên sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 111/CP. Trong đó phải:

+ Quy định mức "giá sàn" của từng loại hình dự án (giao thông, thuỷ lợi, dân dụng...). Tránh tình trạng các nhà thầu không tính toán cụ thể, hoặc do lý do khác mà giảm giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ, đến chất lượng công trình.

+ Đối với gói thầu xây lắp khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu nên áp dụng tiêu thức chấm điểm tổng hợp như gói thầu tư vấn.

+ Khi thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, chủ đầu tư phải mời các chuyên gia của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (về kỹ thuật, tài chính, pháp lý...) tham gia; tránh tình trạng thành lập các cá nhân, tổ chức trực thuộc hoặc có cùng quyền lợi, hoặc ở trong "tầm kiểm soát" của chủ đầu tư; từ đó làm sai lệch, điều

chỉnh theo ý muốn của chủ đầu tư. Làm cho chất lượng công tác đấu thầu không cao, thiếu minh bạch, công bằng.

+ Tiến tới trong hồ sơ mời thầu chỉ mời số liệu thiết kế mà không nên mời tiên lượng, để cho các nhà thầu chủ động, sáng tạo trong khi lập hồ sơ dự thầu...

+ Tỉnh nên ban hành quyết định bãi bỏ tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu, chỉ định thầu. Vì như vậy là vi phạm các quy định của luật pháp trong đấu thầu và gây bất bình do ảnh hưỡng đến quyền lợi của các nhà thầu.

+ Ngoài việc công bố thông tin trên tập tin đấu thầu và trang Wep đấu thầu của bộ Kế hoạch & đầu tư thì phải công bố thêm trên một tờ báo địa phương, nhằm thông tin về đấu thầu được công khai rộng rãi.

+ Bải bỏ các nội dung không phù hợp như: bán hồ sơ mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu. Đây là một điều không khả thi và dể gây thông đồng, móc ngoặc trong đấu thầu...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 122 - 126)