Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB Thực hiện việc phân cấp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 129 - 130)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.7.6. Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB Thực hiện việc phân cấp

phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB cho các đơn vị

- Kiện toàn lại tổ chức tại các BQL dự án. Những ban đã hoàn thành công trình (không còn hoạt động), hoặc có năng lực kém, không đủ số lượng thì giải thể hoặc sát nhập. Tại mỗi BQL dự án, chú ý bố trí những cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp. Cần có quy trình, quy chế cụ thể trong công việc để nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong ban. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng của các chủ đầu tư, ban quản lý.

- Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án; BQL dự án là đơn vị thay mặt Nhà nước để quản lý vốn đầu tư. Tránh tình trạng khoán trắng công việc cho các tổ chức tư vấn và đổ trách nhiệm cho các đơn vị thi công, chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Thành lập một tổ chức đầu mối (trực thuộc HĐND tỉnh) thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án có sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh từ khâu chuẩn bị dự án đến khi dự án bàn giao đưa vào sử dụng. Yêu cầu là phải đánh giá được quy mô, tốc độ, cơ cấu, hiệu quả đầu tư; theo dõi, đánh giá việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch; giám sát tiến hành thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.

Tổ chức này có trách nhiệm đề xuất các kiến nghị với cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, hoặc các cơ quan hữu quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, giúp tỉnh giải quyết những vướng mắc trong quá trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro, lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.

- Tăng cường sự phối hợp giữa chủ đầu tư, các ngành, các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Phân công, phân cấp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các cơ quan

trong tỉnh trong quá trình quản lý dự án đầu tư. Đơn giản hoá những thủ tục không cần thiết. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, không chồng chéo, giải quyết công việc nhanh gọn.

- Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các đơn vị cấp dưới.

Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế phân cấp của tỉnh, các ngành, các cấp đã phát huy được tính chủ động trong công việc. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn trong quyết định đầu tư, bố trí vốn và thực hiện dự án. Trong thời kỳ từ 2006 - 2010 cần tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho các thành phố, huyện, xã, phường, các đơn vị để đảm bảo các mục tiêu sau:

Thứ nhất, phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp, các ngành trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào cấp trên. Hạn chế việc chạy đua theo số lượng dự án nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chúng.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm của cá nhân người ra quyết định đầu tư. Trong thẩm quyền của tỉnh cần ban hành những quy định cụ thể buộc cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với những thất thoát trong quản lý vốn đầu tư XDCB.

Thứ ba, việc phân cấp quản lý phải phù hợp với các quy định tại Nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể này

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w