TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KT-XH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2001-

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 50 - 53)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KT-XH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2001-

Một cách tóm tắt, có thể đánh giá một cách tổng quan tình hình KT-XH của Quảng Bình như sau: "Những năm vừa qua Quảng Bình có nền kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên; nông lâm ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, các loại hình dịch vụ từng bước phát triển; hoạt động tài chính - tín dụng có tiến bộ..." [34].

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP

(Đơn vị tính: %)

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Tăng trưởng GDP 7,3 8,3 8,8 9,6 10,3

1 Nông, lâm, ngư 3,7 5,4 4,9 5,3 4,3

2 Công nghiệp XD 10,8 14,3 14,1 15,2 15,8

3 Dịch vụ 8,1 6,8 8,2 8,9 10,7

( Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2001-2005)

Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước và đều đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng qua các năm: năm 2001:7,3%; năm 2002: 8,3%; năm 2003: 8,8%; năm 2004: 9,6% và năm 2005: 10,3%. Trong các ngành kinh tế của tỉnh thì công nghiệp xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất. Đó là do tỉnh tập trung đầu tư phát triển công nghiệp và khai thác tiềm năng thế mạnh ngành

dịch vụ. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là đúng hướng và bắt đầu có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2001 2002 2003 2004 2005 Năm %

Nông lâm ngư CN-XD Dịch vụ

Biểu đồ 1: Mức độ tăng trưởng GDP qua các năm theo niên giám thống kê 2005

Tuy nhiên số liệu trên cũng cho thấy mức tăng trưởng qua các năm là chưa ổn định và bền vững, nội lực to lớn và tiềm năng phong phú chưa được khai thác tối đa. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng chủ yếu do các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, tinh bột sắn, gạch, xi măng...hoạt động có hiệu quả. Còn các nhà máy, doanh nghiệp khác phải đóng cửa, di dời như: doanh nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, nhà máy đường, khai thác Titan... Một số sản phẩm gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá cả bị cạnh tranh gay gắt nên sản lượng bị giảm. Công tác tham mưu về chiến lược phát triển công nghiệp còn hạn chế. Tiến độ triển khai các dự án sản xuất công nghiệp còn chậm. Công nghiệp ngoài Nhà nước quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất thủ công đơn điệu, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ khó. Hiệu quả công tác khuyến công và các chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn còn thấp, phương hướng phát triển còn lúng túng, chưa rõ nét.

Ngành du lịch dịch vụ cũng vậy, tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, việc mở thêm tour, tuyến, các điểm du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá còn yếu, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ còn thấp, chưa thể hiện được văn hoá du lịch, công tác quản lý Nhà nước còn yếu, việc triển khai khai thác trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Chalo còn chậm thiếu đồng bộ.

Ngành nông, lâm, ngư phát triển không ổn định năm lên năm xuống: năm 2001:3 ,7%; năm 2002: 5,4%; năm 2003: 4,9%; năm 2004: 5,3%; năm 2005: 4,3%. Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhiều hạn chế:

+ Về Nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm và thiếu đồng bộ, thiếu tập trung thâm canh, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với thị trường, giữa sản xuất với chế biến. Sản phẩm hàng hoá còn ít. Việc xây dựng nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, mô hình có giá trị cao trên một đơn vị diện tích, phát triển ngành nghề trong nông thôn gắn với giải quyết việc làm còn yếu. Kinh tế trang trại chưa chuyển hướng theo sản xuất hàng hoá tập trung, còn manh mún nhỏ lẻ. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp, chuyển dịch chậm chưa tương xứng với lợi thế và chính sách đầu tư của tỉnh. Công tác phòng bệnh tổ chức kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc chưa được chặt chẻ nên để dịch bệnh gia súc còn xảy ra trên diện rộng và kéo dài.

+ Về ngư nghiệp: Hiệu quả nuôi trồng còn thấp và chưa ổn định, các cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư trên địa bàn chất lượng chưa cao nên lượng tôm giống chưa đáp ứng nhu cầu mà còn phải mua từ ngoài tỉnh. Số tàu đánh bắt xa bờ vẫn tiếp tục gặp khó khăn hiện chỉ có 2/3 số tàu hoạt động nhưng hiệu quả thấp, nhiều tàu bị lỗ và hầu hết không trả được nợ gốc và lãi cho Nhà nước theo đúng quy định. Lĩnh vực chế biến còn nhiều yếu kém, sản lượng thuỷ sản tuy có tăng song phần lớn là mặt hàng có giá trị thấp, tiêu thụ nội địa, sản phẩm làm gia công lớn nên giá trị xuất khẩu đạt thấp.

Các khoản động viên đóng góp vào NSNN địa phương những năm qua tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu chi đầu tư XDCB của tỉnh [34].

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w