QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 111 - 114)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2. QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN.

NSNN.

Các giải pháp hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần phải quán triệt các quan điểm sau:

Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước và các Nghị quyết của Đại hội Đảng. Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng XHCN.

Các giải pháp một mặt phải tôn trọng các quy luật thị trường như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác, phải đảm bảo sự quản lý tầm vĩ mô của Nhà nước; giữ vững các mục tiêu phát triển KT-XH.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ; trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải tập trung để phát triển các ngành mũi nhọn, then chốt; phát triển cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư để kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển.

Hai là, kết hợp chặt chẽ ba lợi ích kinh tế: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động.

Để thực hiện phương châm này việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải chú trọng đến khuyến khích lợi ích vật chất, coi đó là động lực, là đòn bẩy kích thích hoạt động kinh tế đạt hiệu quả.

Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải quan tâm đến kết hợp giữa nội lực và ngoại lực.

Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực sẽ góp phần huy động tối đa sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh của thời đại để phát triển kinh tế. Sự kết hợp đó sẽ tạo điều kiện để huy động triệt để các nguồn lực trong nước, tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực ngoài nước. Muốn vậy, phải tạo được môi trường đủ sức hấp dẫn để khuyến khích mạnh đầu tư trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư phục vụ cho việc phát triển một nền kinh tế hướng ngoại. Theo đó, hướng vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đầu tư đúng mức vào giáo dục - đào tạo... Đó là điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, xuất khẩu vốn và lao động. Mặt khác, có thể tiếp nhận tốt nhất vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải đi đôi với việc có chính sách khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Bốn là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải đặc biệt chú trọng nhân tố con người.

Vai trò của con người phải được nhìn nhận như là một nhân tố đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải đặt đúng vị trí trung tâm. Trong hệ thống sản xuất, con người vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện.

Coi trọng nhân tố con người trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước được thể hiện trên các nội dung sau:

- Phải chú trọng khuyến khích đi đôi với việc đề cao trách nhiệm vật chất. Cần thực hiện thưởng phạt kịp thời và đúng mức để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của con người trong hệ thống quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.

- Coi trọng công tác tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước. Nâng cao khả năng quản lý của họ không chỉ về chuyên môn, mà còn cả về chính trị, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao.

Năm là, kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế - xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.

Lợi ích kinh tế của vốn đầu tư biểu hiện ở mức thực hiện các mục tiêu kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội. Nó thể hiện cụ thể sự thay đổi về khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm; sự thay đổi về chi phí sản xuất và mức lợi nhuận thu được.

Lợi ích xã hội của vốn đầu tư thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội như: chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá - xã hội... Theo đó, còn bao gồm những sự thay đổi về điều kiện sống và lao động; về môi trường sống; về sử dụng thời gian tự do; về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế; về sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Sáu là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh.

Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Mỗi một giai đoạn có đặc điểm và tính chất khác nhau nên có vai trò và tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư là những giai đoạn chi phí về vốn đầu tư rất lớn nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu được lợi ích từ dự án. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của hai giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm phần khảo sát, thiết kế - dự toán; nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư XDCB; đảm bảo thời gian thi công; giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB.

Trong giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng (tức là mục tiêu cuối cùng của dự án được thực hiện), các lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án được thu nhận. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức sản xuất; quản lý kỹ thuật, công nghệ; quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm để hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao

động được nâng cao; vốn sản xuất được tiết kiệm; sản phẩm tiêu thụ nhanh; giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cần phải được xem xét toàn diện trên cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w