Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 116 - 117)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.2.Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư

Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng

và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu tư hàng năm với kế hoạch đầu tư theo dự án. Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách; công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm để đồng vốn phát huy được hiệu quả tối đa. Kiên quyết không bố trí vốn cho những dự án không đủ thủ tục theo quy định (trừ các dự án đặc biệt). Cụ thể là:

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở. Muốn vậy, cần xây dựng các quy hoạch phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh. Trước tiên cần phải thẩm định về mọi mặt (nhất là nguồn vốn) để xác định tính khả thi của dự án. Các cơ quan chức năng liên quan đến bố trí vốn cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Cùng với kế hoạch hoá nguồn vốn hàng năm, các ngành, các cấp cần lập kế hoạch chi tiết theo từng dự án.

- Đối với một số ngành và địa phương hiện có nhiều công trình dỡ dang do chưa đủ thủ tục, thì kiên quyết đình hoãn để tập trung vốn cho các dự án có thể hoàn thành dứt điểm trong thời gian sớm hơn và các dự án đã hoàn thành nhưng thiếu vốn. Cần phát huy vai trò của HĐND các cấp đối với việc sử dụng vốn

NSNN. Nếu dự án thuộc vốn NSNN, phải đưa ra HĐND thảo luận, quyết nghị và công bố rộng rãi. Thực hiện công khai hoá vốn đầu tư trong tỉnh.

- Theo dõi sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án bất khả thi sang các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch được giao và các dự án cần tập trung vốn. Hạn chế đến mức tối đa việc đầu tư dàn trãi cho các dự án. Cân đối nguồn thu để từ đó đưa ra mức chi hợp lý. Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng Nghị định 16/CP của Chính phủ. Cụ thể dự án nhóm C bố trí kế hoạch vốn không quá 2 năm; các dự án còn lại phải cân đối trên cơ sở tuân thủ kế hoạch tiến độ của dự án được phê duyệt. Để làm được điều này ngay từ đầu năm, tỉnh phải tập trung trả nợ cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành; sau đó mới tiến hành bố trí cho các dự án xây dựng mới (trừ các dự án đặc biệt, khẩn cấp...).

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 116 - 117)