Nguyên Nhân của những hạn chế và yếu kém

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 92)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.2. Nguyên Nhân của những hạn chế và yếu kém

a) Nguyên nhân Khách quan

Nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trạng kém phát triển do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, đất nước còn nhiều khó khăn, tiết kiệm cho đầu tư và phát triển còn thấp, nhiều tiêu cực xã hội vẫn diễn ra nghiêm trọng. Quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, nạn quan liêu cửa quyền, nhũng nhiểu xuất hiện và có xu hướng phát triển. Diễn biến trong nước còn nhiều phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra nhiều nơi. Tuy nhiên việc tăng vốn đầu tư vẫn là nhân tố chủ yếu đóng góp cho tăng trưởng. Nhìn chung khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp nhất là so với các nước trong khu vực như: Singapore, Malaixia, Thái Lan... Những điều này cho thấy tính chất khó khăn phức tạp của quá trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Quảng Bình nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó tính bất định khó lường của tình hình thế giới gia tăng như: vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, vụ khủng hoảng kinh tế của Đông Nam Á, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra hàng ngày trên thế giới... cho thấy giá trị nguyên vẹn của những bài học cơ bản về quản lý vĩ mô: Khủng hoảng là sự bùng phát tích tụ của việc vay nợ nước ngoài đi kèm chi tiêu kém hiệu quả, thiếu tính nhất quán và linh hoạt trong phối hợp các chính sách vĩ

mô (đặc biệt là các chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và chính sách tài khoá) và thiếu một trình tự hợp lý trong mở cửa tài chính và tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến thực trạng nền kinh tế nước ta mà đầu tư phát triển là một trong những nhân tố nhạy cảm nhất với sự thay đổi của kinh tế đất nước.

Quá trình đổi mới cũng là quá trình mà sự hoà nhập nền kinh tế giữa Quảng Bình với cả nước, với các nước trong khu vực và quốc tế diễn ra sâu rộng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế tỉnh nhà cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía. Những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng nền kinh tế tiền tệ Đông Nam Á vừa qua đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế tỉnh. Mặt khác, để ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền lâu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh, từ điểm xuất phát của nền kinh tế thấp kém và lạc hậu lại phải chuyển đổi cơ chế quản lý như nước ta hiện nay tất yếu sẽ có quá nhiều việc phải làm và dẫn đến những bất cập, không đồng bộ. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

b) Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động được rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tư cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trãi, chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho những ngành mũi nhọn của tỉnh. Thu hút đầu tư của nước ngoài giảm, dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm, hiệu quả hạn chế, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều mặt chậm đổi mới, sản xuất chưa kịp gắn kết với nhu cầu thị trường, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi còn lúng túng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức từ phía Nhà nước. Tình trạng quan hệ hợp tác với các địa phương trong vùng và giữa các vùng trong cả nước còn nhiều hạn chế, lợi thế

so sánh của tỉnh chưa được phát huy, nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Điều này làm cho khối lượng vốn đầu tư huy động được rất ít, kết hợp với việc bố trí vốn thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách nên hiệu quả kinh tế thấp, chủ trương đầu tư chưa đúng, công tác chuẩn bị đầu tư kém và thiếu kế hoạch tổng thể.

Thứ hai, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa rõ ràng, không ổn định. Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi dụng trong quá trình thực hiện các văn bản nói trên. Mặt khác, tuy đã có những quy định hướng dẫn rõ ràng nhưng vẫn không được chấp hành hoặc hiểu sai hoặc cố tình làm sai.

Thứ ba, môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa thật sự được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi gọi vốn đầu tư. Mặt khác, do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước góp vốn đầu tư.

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, chuẩn bị kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp... chưa được quan tâm thực hiện, giá thuê đất chưa phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Thứ tư, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và bộc lộ nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Cụ thể từ năm 1996 cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 42/CP, năm 1999 ban hành Nghị định 52/CP, năm 2000: Nghị định số 12/CP, năm 2003: Nghị định số 07/CP bổ sung sửa đổi Nghị định 52/CP và đến năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/CP. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm mà có đến 05 Nghị định hướng dẫn, bổ sung và sửa đổi quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Có thể nói sự thay đổi chóng mặt về cơ chế quản

lý đầu tư trong. Bên cạnh cơ chế quản lý đầu tư là công tác tổ chức đầu tư chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong lĩnh vực đầu tư, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quá trình thi công, chẳng hạn: Sở Giao thông - Vận tải thi công xong tuyến đường phố thì Sở Điện lực lại đào lên thi công tuyến cáp, sau đó tiếp đến lắp đặt tuyến điện thoại, đường ống cấp thoát nước...

Thứ năm, chất lượng công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế. Mối quan hệ giữa quy hoạch và giải phóng mặt bằng còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chiến lược và quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa được thực hiện có hiệu quả, nhiều dự án không được xây dựng theo quy hoạch chung của tỉnh.

Thứ sáu, công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa sát thực với tình hình thực tế, chưa thấy được lợi thế so sánh của tỉnh với các vùng kinh tế khác, quy hoạch các ngành chưa đầy đủ và thiếu chính xác nên không thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho các quyết định đầu tư. Nhiều chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt sai ngay từ địa điểm, thời điểm đầu tư do thiếu tính đồng bộ nên chất lượng dự án chưa cao, trình độ tổ chức tư vấn thiết kế còn yếu chưa quan tâm đến môi trường sinh thái, vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình...

Thứ bảy, công tác triển khai thủ tục XDCB đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến độ triển khai của các cấp, các ngành và các chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra...

Thứ tám, chất lượng công tác tư vấn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hầu hết dự án trình thẩm định, phê duyệt vòng một đều không đủ điều kiện phê duyệt phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhiều dự án trong quá trình tổ chức thực hiện, thậm chí có dự án chưa khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh dẫn đến kéo dài thời gian thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng dự án. Cơ chế chính sách vận hành của dự án là một trong những yếu tố quyết định đến tính khả thi trong việc triển khai dự án. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đầu tư chất xám

một cách thoả đáng và còn tồn tại tình trạng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trông chờ, ỷ lại vào ý kiến tư vấn của cơ quan thẩm định.

Thứ chín, năng lực của một số chủ đầu tư tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa theo kịp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn nên triển khai các thủ tục XDCB còn lúng túng, mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Một số chủ đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án.

Thứ mười, trình độ, năng lực của các cơ quan, cá nhân quản lý trong lĩnh vực ĐTXDCB. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn thiếu trầm trọng những cán bộ có trình độ trong lĩnh vực XDCB. Do vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình đầu tư XDCB gây thất thoát lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu kém về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, đường lối đổi mới được thực hiện, theo đó các chính sách mở cửa và cải cách kinh tế được tiến hành có hệ thống rộng rãi và sâu sắc theo lộ trình phù hợp. Nhờ vậy đã thu được nhiều thành tích quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng tạo đà cho bước phát triển sau này.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, riêng lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ NSNN.

Việc phân tích, đánh giá một cách chính xác đầy đủ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành công và hạn chế trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn 2006-2010.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w