- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
2.1.2.2. Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và ngược lạ
và ngược lại
Hội nhập quốc tế và chủ quyền quốc gia có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Một mặt hội nhập tạo ra những tiền đề hấp dẫn cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, thậm chí mỗi đơn vị kinh tế và cá nhân, mặt khác những yêu cầu của hội nhập cũng thách thức việc thực hiện và đảm bảo chủ quyền quốc gia, thậm chí chủ quyền quốc gia có thể bị "bào mòn", "gặm nhấm" khi tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Theo chiều ngược lại, Nhà nước với vị trí trung tâm trong mọi mối quan hệ cả ở phạm vi trong
nước với quan hệ quốc tế, với việc nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia cũng tác động đến tiến trình hội nhập.
Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế đã đem đến những thành công to lớn cho nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những tác động trái chiều của quá trình hội nhập đang gây áp lực lên chủ quyền của mỗi quốc gia, không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo. Những sự kiện quốc tế gần đây đang đặt ra những câu hỏi về khả năng bảo đảm chủ quyền quốc gia cũng như hiệu quả của chính sách hội nhập quốc tế. Để có thể bảo đảm được chủ quyền quốc gia, cần nhìn nhận thấu đáo hơn, phù hợp hơn mối quan hệ giữa hai phạm trù này.
Chủ quyền quốc gia, quá trình "mềm hóa". Chủ quyền quốc gia thường được hiểu là "quyền được hoàn toàn định đoạt công việc xây dựng, thực hiện chính sách quốc gia và quyền không bị can thiệp bởi các quốc gia bên ngoài". Vì thế, chủ quyền quốc gia thường được coi như một đặc tính của mỗi nhà nước, như một trong những biểu tượng cho sự tồn vong của mỗi nhà nước. Với cách hiểu chủ quyền quốc gia là một khái niệm "toàn vẹn, tuyệt đối và đầy đủ" như trên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cùng với thời gian, quyền lực tuyệt đối của chủ quyền quốc gia dần bị "mềm" đi bởi tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Quá trình "mềm hóa" này có thể chia thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất gắn liền với chính sách bành trướng của chủ nghĩa thực dân thông qua các biện pháp bạo lực theo kiểu "ngoại giao pháo hạm" khiến các nước nhỏ, yếu luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược hay bị can thiệp vào công việc nội bộ. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo điều kiện cho quá trình quốc tế hóa phát triển mạnh. Thương mại càng phát triển thì càng thúc đẩy sự thâm nhập, phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Những quyết sách của nhà nước nhằm thể hiện chủ quyền của mình ngày càng chịu tác
động của các nhóm lợi ích, trước hết là của các tập đoàn kinh tế hay quân sự. Chủ quyền quốc gia, vì thế, cũng "mềm hóa" đi. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua cách biện giải về chủ quyền quốc gia trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Cụ thể, tôn trọng chủ quyền quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Theo Điều 2, khoản 7, Hiến chương này không cho phép Liên hợp quốc có quyền can thiệp bất cứ ở mức độ nào vào những việc thuộc thẩm quyền quốc gia của một nước và không đòi hỏi các hội viên đưa những việc về loại này ra giải quyết theo thủ tục của Hiến chương. Tuy nhiên, nguyên tắc này không cản trở việc thi hành những biện pháp cưỡng chế. Theo Điều 54-56 của Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền can thiệp vào các nước thành viên trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Như vậy, chủ quyền quốc gia giờ đây đã bị hạn chế bởi những nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia đó tình nguyện cam kết thực hiện với hy vọng rằng, những ràng buộc này, trong một hoàn cảnh nhất định, sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia cho họ.
Giai đoạn thứ ba bắt nguồn từ khi những rào cản của Chiến tranh lạnh mờ đi, quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia phát triển trên quy mô rộng khắp toàn cầu. Khi toàn cầu hóa ngày càng mở rộng từ lĩnh vực kinh tế sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thì chủ quyền quốc gia phải chịu những áp lực theo kiểu không gian ba chiều: từ trên xuống (các tổ chức quốc tế mà quốc gia đó là thành viên); từ dưới lên (các nhóm lợi ích, sắc tộc, tôn giáo v.v..); từ chiều ngang (các quốc gia khác).
Như vậy, vấn đề hội nhập quốc tế sẽ làm "mềm hóa" chủ quyền quốc gia hay nói cách khác chủ quyền quốc gia bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Trong bối cảnh hiện nay các mối quan hệ đan xen, ràng buộc nhau, mỗi quốc gia sẽ phải có những thay đổi về biện pháp mới có thể bảo vệ được chủ quyền của mình.
Ở một góc độ nhất định, hội nhập quốc tế còn có thể được coi là thước đo về khả năng của một quốc gia trong so sánh với số còn lại, đồng thời hội
nhập quốc tế cũng phản ánh mức độ "mở" của hệ thống quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, những hệ lụy trái chiều của quá trình hội nhập quốc tế không khỏi dấy lên những nghi ngờ về hiệu quả của nó, đặc biệt trong việc bảo đảm chủ quyền quốc gia. Hội nhập quốc tế luôn gắn liền với trách nhiệm quốc tế và để thực hiện được những trách nhiệm này, đôi khi phải chấp nhận hy sinh một phần lợi ích quốc gia, và sâu xa hơn, là một phần chủ quyền quốc gia (quốc gia không thể hành động hoàn toàn và tuyệt đối theo ý muốn chủ quan được). Một ví dụ khác, đó là cuộc chiến vì chủ quyền giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển vẫn đang diễn ra gay gắt xung quanh vấn đề trợ giá nông nghiệp trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay vấn đề cắt giảm khí thải trong khuôn khổ các hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực chất của tình trạng lưỡng nan xoay quanh mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chính sách hội nhập quốc tế đối với bất cứ quốc gia nào hiện nay có lẽ là ở sự không tương đồng giữa mô hình phát triển kinh tế, xã hội công nghiệp (mô hình đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, trao đổi trong mọi lĩnh vực) và hệ thống "luật chơi" toàn cầu (mô hình quản lý trong đời sống quốc tế). Chính thực trạng này khiến chủ quyền của một số quốc gia có nguy cơ bị đe dọa hay bị xâm phạm khi hội nhập quốc tế. Một số quốc gia khác, vì e ngại chủ quyền bị xâm hại, nên bỏ lỡ cơ hội trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong không ít trường hợp, nhiều quốc gia lâm vào cả hai tình trạng trên. Như vậy, các quốc gia cần thật tỉnh táo trong quá trình hội nhập.
Những tác động của quá trình hội nhập với việc thực hiện và đảm bảo chủ quyền quốc gia đặt ra vấn đề cần xem xét lại quan niệm về chủ quyền quốc gia. Bởi vì sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất kéo theo sự vận động của quan hệ sản xuất, thúc đẩy phân công lao động quốc tế và sự phổ biến của nền kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu là những nguyên nhân khách quan của toàn cầu hóa. Theo các lý thuyết kinh điển thì hạ tầng kinh tế xã hội sẽ có tác động đến quá trình vận động và phát triển của Nhà nước và
pháp luật (thuộc thượng tầng kiến trúc) trong đó có vấn đề chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó các công ty đa quốc gia, các thiết chế kinh tế quốc tế có tác động trực tiếp tới sự thúc đẩy xu thế hội nhập, đồng thời các thực thể này cũng đang thách thức chủ quyền quốc gia. Cụ thể là quá trình tự do hóa thương mại, đầu tư, sự mở rộng thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và sự hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia trên trường quốc tế, tức là đụng chạm đến lợi ích và chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Hội nhập tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra tiền đề vật chất cho tăng cường hiệu quả của nhà nước và giải quyết những vấn đề của xã hội, mang lại kinh nghiệm quản lý cho các nhà nước. Tuy nhiên yêu cầu của quá trình hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa thực sự đặt thách thức cho chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực hoạch định các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tham gia vào toàn cầu hóa tức là quốc gia phải chấp nhận hạn chế quyền lực của mình trong các quyết sách vì những lợi ích lớn hơn của quốc gia. Không thể nói đến hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa... nếu các Chính phủ của các quốc gia áp dụng chính sách đóng cửa kinh tế, tích cực bảo hộ sản xuất trong nước, hướng sản xuất vào mục đích thay thế nhập khẩu, tạo lập và duy trì các rào cản thương mại, đầu tư và lưu thông tài chính quốc tế...
Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ thách thức độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia của các dân tộc tự quyết một cách hiện thực. Nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước nhỏ, các nước chậm phát triển đang và sẽ đứng trước nguy cơ bị cộng đồng quốc tế hoặc Mỹ và các nước lớn nhân danh quốc tế can thiệp ngày một nhiều hơn. Hệ thống quyền lực và cơ chế quyền lực quốc tế gây ra cho các quốc gia nhiều mối lo ngại, vì nó được sử dụng như là cơ sở để cộng đồng quốc tế hoặc nhân danh cộng đồng quốc tế can thiệp, trực tiếp tới chủ quyền của các quốc gia này.
Không thể phủ nhận rằng, chưa bao giờ những vấn đề về chủ quyền quốc gia, về tự chủ của các dân tộc, về những giá trinh nền tảng của cả một hệ
thống trên thế giới bị lung lay và đe dọa lớn như hiện nay. Đặc biệt nghiêm trọng là nhiều quốc gia đang rơi vào tình trạng "quốc gia giả" không có thể chế vững chắc, không có sự thống nhất nội bộ. Nhiều quốc gia trong một thời gian dài đã bảo đảm được sự tồn tại chỉ do có lợi ích cho những nước bảo hộ mình trong chiến tranh lạnh.
Trong quá trình toàn cầu hóa, sự gia tăng ngày càng lớn vị trí, vai trò và quyền lực của các thể chế quốc tế (WTO, WB, IMF...) kéo theo sự thu hẹp quyền tự chủ của các quốc gia hội nhập các tổ chức này. Đã có ý kiến cho rằng quyền lực nhà nước dân tộc ngày càng bị thu hẹp dần lại, nhà nước dân tộc đang dần mất đi sứ mệnh của mình; rằng chủ quyền quốc gia đã từ tính tuyệt đối chuyển sang tính tương đối, quyền lực riêng mối nước ngày càng chuyển sang quyền lực chung của cộng đồng quốc tế; rằng nhượng bớt chủ quyền, thực thi chủ quyền hạn chế đã trở thành yêu cầu khách quan của thời đại toàn cầu hóa... hay chủ quyền quốc gia ngày nay không còn giữ nguyên giá trị cơ bản như trước đây nữa, địa vị của nhà nước bị hạ xuống hàng thứ yếu. Nhân quyền đã vượt lên trên các xã hội khác nhau, nó không đếm xỉa tới biên giới quốc gia và trên một số mặt đã phá bỏ sự phân cách và độc lập của quốc gia. Đây là quan điểm cực đoan phiến diện song nó cũng phản ánh phần nào hiện thực và cảnh báo nghiêm túc đối với các quốc gia tham gia hội nhập quốc tế hiện nay.
Hơn nữa, trên thực tế, có rất nhiều vấn đề mà bản thân quá trình hội nhập với cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trường và sự "vào cuộc" của các tổ chức quốc tế vẫn tỏ ra bất lực, không thể giải quyết được mà buộc phải có sự can thiệp, tác động của nhà nước. Đó là việc tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các chủ thể tham gia kinh tế thị trường; cung cấp những vật phẩm mà thị trường không có khả năng cung cấp; thực hiện tái phân phối xã hội, xây dựng hệ thống bảo đảm xã hội thúc đẩy ở mức độ lớn nhất công bằng xã hội; tiến hành điều tiết kinh tế vĩ mô ở trong nước, dùng các biện pháp, chính sách tài chính và tiền tệ để điều tiết mức tổng cung, điều chỉnh cơ cấu
ngành nhằm thực hiện mục tiêu việc làm đầy đủ, ngoại thương lành mạnh, tốc độ tăng trưởng thích đáng, tăng cường sức cạnh tranh của nước mình trên sân khấu kinh tế thế giới.
Sự ảnh hưởng của hội nhập với chủ quyền quốc gia cụ thể là đối nội và đối ngoại như sau:
Trong hoạch định chính sách kinh tế. Các quốc gia sẽ không còn giữ quyền tối cao trong việc hoạch định các chính sách kinh tế, thương mại của mình như trước đây mà phải căn cứ vào chính sách kinh tế chung của những thiết chế kinh tế mà mình là thành viên. Các quốc gia sẽ không thể tự mình quyết định các vấn đề về chính sách kinh tế của quốc gia mà phải căn cứ vào các chính sách kinh tế của thiết chế mà mình tham gia. Mỗi quốc gia có quyền tự do quyết định các chính sách cụ thể, nhưng rõ ràng không thể tuyệt đối, không giới hạn như trước đây. Điều này dẫn đến chủ quyền quốc gia bị hạn chế trong việc hoạch định chính sách, quyết định cơ chế kinh tế thể hiện trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp của quốc gia - những yếu tố của chủ quyền đối nội. Các quốc gia cũng bắt buộc phải xây dựng lịch trình hội nhập tích cực để có thể tham gia vào các thiết chế kinh tế đó. Lịch trình mà các quốc gia đưa ra không những phải căn cứ vào điều kiện thực tế của quốc gia, quan điểm chính sách và định hướng của quốc gia mình mà phải căn cứ vào khả năng thực hiện các cam kết, những thỏa thuận đạt được trong việc thực hiện các cam kết với các thành viên khác và những điều kiện cụ thể áp dụng cho từng loại thành viên...
Trong điều chỉnh pháp luật quốc gia: Điều chỉnh pháp luật là một nghĩa vụ mà tất cả các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm tạo ra sự hòa hợp giữa pháp luật trong nước với hệ thống những luật lệ, quy định của các thiết chế kinh tế đó. Các thiết chế kinh tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những điều chỉnh thích hợp các quy định, luật lệ quốc gia cho phù hợp, tiến hành những cải cách, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới
cách thức quản lý và điều hành nền kinh tế. Điều đó tác động trực tiếp đến việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mỗi nhà nước vốn thể hiện khá rõ nét chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế. WTO, APEC đều có yêu cầu các quốc gia thành viên phải là những quốc gia có nền kinh tế thị trường và bắt buộc phải tiến hành những cải cách về kinh tế để chứng minh là một nền kinh tế thị trường. Từ đó, nghĩa vụ của các quốc gia là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chú trọng đến những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của các thiết chế, ví dụ sở hữu trí tuệ, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và các biện pháp khắc phục rủi ro...
Các quốc gia tham gia vào các thiết chế kinh tế có nghĩa vụ từng bước mở cửa thị trường cho sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ở những lĩnh vực tương đối nhạy cảm hoặc những lĩnh vực vốn trước đây hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia như mua sắm công, nông nghiệp... Ví dụ, nông nghiệp đây là một lĩnh vực đã được chính phủ trợ cấp và bảo hộ ở mức cao độ thì