Xu hƣớng nói không với hội nhập

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 74 - 75)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

2.2.1. Xu hƣớng nói không với hội nhập

Ngày nay, sự phản ứng chống đối nhằm vào hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã trở lên tràn lan hơn. Toàn cầu hóa đã mang lại những sáng tạo trong ứng dụng khoa học công nghệ và chính sự áp dụng khoa học công nghệ đã thay đổi cách làm truyền thống, cơ cấu xã hội và văn hóa, môi trường tại một số quốc gia đã sinh ra một sự phản ứng dữ dội. Cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức thương mại thế giới tại Seattle cuối năm 1999 là hiện thân của phản ứng đó, có nhiều lý do khác nhau:

Việc phát triển nền kinh tế theo xu hướng thị trường mang lại cả lợi ích kinh tế và sự hỗn loạn. Một quốc gia không đủ mạnh, không kiểm soát được sự lũng đoạn của thị trường sẽ dẫn đến mất tự chủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia. Ngoài sự lo sợ đến những rối loạn đó dẫn đến mất chủ quyền quốc gia, những người chống đối xu hướng hội nhập cho rằng khi đất nước của họ tham gia vào toàn cầu hóa họ sẽ buộc phải tuân theo các quy luật của thị trường tự do và như vậy ảnh hướng tới lợi ích cá nhân của họ. Một số khác không muốn tham gia vào toàn cầu hóa vì họ sợ rằng họ không đủ tri thức, tài lực để tham gia vào sân chơi toàn cầu, họ sẽ bị mất việc làm hay giảm thu nhập. Một đại bộ phận khác cho rằng hội nhập quốc tế khiến bản sắc văn hóa đất nước họ bị thay đổi bởi bàn tay vô hình của thương trường nhào nặn, kiểm soát, toàn cầu hóa chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà quên đi những giá trị văn hóa phi vật thể. Một số quốc gia không thích hội nhập vì chỉ đơn giản họ không thể có những chính sách kinh tế vĩ mô toàn cầu để đáp ứng yêu cầu của hội nhập.

Nói cách khác, trào lưu phản đối hội nhập và toàn cầu hóa là một hiện tượng lớn, nó mang nhiều hình thái xảy ra ở nhiều đất nước khác nhau. Một quốc gia quyết định không đi theo trào lưu toàn cầu hóa có thể tạm thời dựng những hàng rào thuế quan và áp đặt kiểm soát đối với các dòng ngoại tệ đang ra vào quốc gia đó. Đồng thời quốc gia cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như mức tăng trưởng của quốc gia sẽ không còn tiếp cận được các khoản tiền nhàn rỗi từ nhiều nơi trên thế giới.

Tóm lại, vì nhiều lý do mà các quốc gia có thể nói không với hội nhập, toàn cầu hóa mà lý do chủ yếu là để đảm bảo sự độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia trong việc hoạch định cũng như thực hiện các chính sách. Nhưng có một thực tế mà các quốc gia phải đối mặt, đó là từ chối tham gia vào quá trình toàn cầu hóa cũng đồng nghĩa với bất lợi về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Việc kinh tế kém phát triển hoặc trì trệ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Các quốc gia mạnh hơn sẽ tìm cách thao túng kinh tế hoặc lũng đoạn bộ máy của các quốc gia kém phát triển. Một quốc gia có nền kinh tế yếu kém không thể có nền quốc phòng mạnh và như vậy sẽ yếu thế hơn các quốc gia khác khi có tranh chấp xảy ra. Xu thế nói không với hội nhập không phải là một lựa chọn khôn ngoan của các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)