Xu hướng hội nhập không quan tâm đến chủ quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 75 - 77)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

2.2.2. Xu hướng hội nhập không quan tâm đến chủ quyền quốc gia

Đối lập với xu hướng nói không với hội nhập là xu hướng hội nhập không quan tâm đến chủ quyền quốc gia. Đó là xu hướng của những người theo quan điểm: "Hãy để cho thị trường thống trị trên diện càng rộng càng tốt và mọi thứ sẽ được điều tiết". Những quốc gia theo quan điểm này hội nhập và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hoàn toàn. Không thể phủ nhận hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng giúp chuyển giao về khoa học công nghệ, đưa khoa học và kinh nghiệm đến với các các quốc gia dân tộc một cách nhanh chóng.

Những người theo xu hướng này muốn thấy được toàn cầu hóa qua thương mại tự do, internet, cộng đồng... để duy trì hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên chỉ tính đến vấn đề hội nhập để phát triển kinh tế mà không tính đến chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc... thì sẽ không duy trì được xã hội phát triển một cách cân bằng và bền vững. Phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đi đôi với hạn chế quyền tự quyết về chính trị, đối mặt với sự chênh lệnh giàu nghèo, mọi hoạt động và đời sống các cá nhân trở lên kém an toàn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Khi các nền kinh tế lệ thuộc chặt chẽ vào nhau, chúng sẽ trở lên nhạy cảm và dễ tổn thương, mang lại nhiều rủi ro đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Điều này có thể làm cho kinh tế một nước hưng thịnh nhanh chóng nhưng cũng suy sụp nhanh chóng và nếu để cho thị trường chi phối hoàn toàn có thể gây ra những kết cục tàn khốc và bất ổn về chính trị.

Điển hình cho trào lưu này là việc hội nhập hoàn toàn đã gây lên hệ lụy sâu sắc trên đất nước Thái Lan, đồng Baht Thái sụt giá 30%, nhiều doanh nghiệp không trả nổi các khoản vay cho tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng không thể trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài và cả hệ thống đã dồn cục lại chết đứng làm 20 ngàn nhân viên mất việc làm. Cuộc khủng hoảng Thái Lan đã châm ngòi cho hàng loạt vụ rút vốn ào ạt ra khỏi thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, làm cho đồng nội tệ của Hàn Quốc, Malaysia và Inđonêxia suy sụp.

Như vậy xu hướng hội nhập hoàn toàn, tự do tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để thị trường tự do điều tiết mọi thứ mà không có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, dẫn tới mất kiểm soát các vấn đề sẽ khiến các quốc gia nhanh chóng rơi vào khủng hoảng, ban đầu là khủng hoảng kinh tế rối tiếp đến khủng hoảng chính trị. Điều này ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia, một quốc gia bị khủng hoảng về kinh tế, mất kiểm soát về chính trị sẽ bị các quốc gia mạnh hơn chi phối trực tiếp hay gián tiếp can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia đó hay nói cách khác chủ quyền quốc gia bị "gặm nhấm", bị

"bào mòn". Vì vậy, việc tham gia hoàn toàn vào quá trình toàn cầu hóa mà không thể kiểm soát sẽ đẩy các nhà nước trước những nguy cơ bị thao túng nền kinh tế, sụt giảm kinh tế trong nước và đặc biệt làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước, đây không phải là một lựa chọn đúng đắn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)