Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 99 - 104)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

3.2.1.3. Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

Việt Nam khi hội nhập quốc tế, tham gia vào các thiết chế kinh tế chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và khẳng định.

Thứ nhất, chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và bảo đảm hơn. Tham gia hội nhập khu vực và quốc tế cho phép Việt Nam sử dụng những cơ sở pháp lý cần thiết như quy chế tối huệ quốc (MFN); đối xử quốc gia (NT); cơ chế giải quyết tranh chấp... để đấu tranh chống bị phân biệt đối xử, chèn ép trong thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đối với các tổ chức khu vực, Việt Nam có điều kiện khai thác thêm những lợi thế riêng của mỗi khối phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư, trước mắt là hạn chế tác động của chính sách phân biệt đối xử của một số nước. Không những thế, tham gia vào các thiết chế kinh tế khu vực chính là những bước chuẩn bị cần thiết để tham gia có hiệu quả vào thiết chế kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tranh thủ và khai thác những quy chế, điều kiện ưu đãi mà phần lớn các thể chế quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển để vừa đảm bảo hội nhập có hiệu quả, vừa bảo hộ hợp lý và phát triển vững chắc các ngành sản xuất. Chẳng hạn, tham gia WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Trong các lộ trình mở cửa, hội nhập, Việt Nam có quyền chủ động trong việc quyết định lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, xây dựng phương án mở cửa, phối hợp các lộ trình hội nhập toàn cầu và khu vực, có chiến lược chủ động gia nhập, sửa đổi, chuẩn bị về mặt pháp luật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cán bộ, nhân lực... qua đó giúp chúng ta có điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đảm bảo tuân thủ các quy định của các thể chế kinh tế quốc tế vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia, khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới. Do đó, việc gia nhập vào các thể chế kinh tế quốc tế, nếu có chiến lược tổng thể, khoa học và lộ trình thích hợp sẽ là cơ sở khẳng định và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế, Việt Nam sẽ phải tiến hành điều chỉnh lại cơ chế kinh tế, sắp xếp, bố trí lại ngành, lĩnh vực kinh tế, sắp xếp cải cách hành chính, chống tiêu cực... điều đó làm tăng cường hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước. Với việc chuyển từ quản lý vi mô sang quản

lý vĩ mô, trao toàn quyền quản lý sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà nước không còn can thiệp sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà nước đỡ gánh nặng và tập trung vào thực hiện chức năng xã hội, có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà cụ thể là WTO, Việt Nam có được vị trí và tiếng nói trong đàm phán đa phương về các vấn đề thương mại và những vấn đề liên quan khác như có thể vay tiền từ các tổ chức tín dụng quốc tế, dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận nguồn vốn ODA, tức là Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia bình đẳng vào quá trình hình thành luật pháp quốc tế sao cho đảm bảo được quyền lợi của nước mình. Đồng thời qua đó nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc tham gia các thiết chế kinh tế quốc tế nói trên đặt ra các nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực hiện, điều đó dẫn đến chủ quyền quốc gia có một số thay đổi trong các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế là yêu cầu khách quan của toàn cầu hóa. Đây cũng chính là điều kiện và là yêu cầu bắt buộc của tất cả các thiết chế kinh tế quốc tế hiện nay như WTO, APEC, ASEAN... Do đó, việc hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam luôn phải vận hành theo các nguyên tắc mới và cuối cùng là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WTO. Việt Nam sẽ phải tiến hành điều chỉnh chính sách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng những lộ trình gia nhập và thực hiện các cam kết phù hợp và tương ứng với từng thiết chế kinh tế. Việc xác định các lộ trình và tiến độ thực hiện một mặt là cơ sở để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào những thiết chế đó, quyết định sự thành công của cả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác đó cũng là những điều kiện bắt buộc đặt ra đối với Việt Nam.

Chẳng hạn, Việt Nam có thể tận dụng những ưu đãi về quy chế nước đang phát triển để kéo dài lịch trình tự do hóa thương mại nhưng không thể trì hoãn hoặc kéo dài hơn tham gia cho phép thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan hoặc dỡ bỏ các rào cản thương mại.

Thứ hai, thực hiện mục tiêu chung của các thể chế kinh tế, Việt Nam sẽ cam kết mở cửa thị trường nội địa, thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư tiến tới thực hiện tự do hóa, thương mại hóa trên nền tảng những nguyên tắc chung của thương mại quốc tế. Đồng thời, Việt Nam phải tiến hành xây dựng pháp luật căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc, nền tảng của các tổ chức, liên kết kinh tế; luật chống độc quyền, luật cạnh tranh, chống bán phá giá...Ví dụ: trong tất cả các cam kết quốc tế của Việt Nam sẽ phải thực hiện có đề cập đến việc áp dụng hai nguyên tắc MFN và NT trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư.

Thứ ba, Việt Nam cần có và từng bước hình thành những thiết chế mới hoặc hoàn thiện các thiết chế trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế như đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp; hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... Đi đôi với vấn đề này, Việt Nam cần thực hiện các cải cách về thủ tục hành chính, cơ chế. Do vậy, Việt Nam phải có những nỗ lực cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt về thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, công bố chính sách, pháp luật công khai...

Thứ tư, để phù hợp với những nguyên tắc của các thể chế kinh tế, Việt Nam phải tiến hành những điều chỉnh chính sách và pháp luật về thuế, bảo hộ, trợ cấp... cắt giảm, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hàng rào phi quan thuế. Với những khó khăn về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, việc xóa bỏ các hình thức trợ cấp sẽ dẫn đến việc một số doanh nghiệp trong nước bị thiệt hại, một số lĩnh vực vốn trước đây được bảo hộ sẽ bị thua thiệt và có nguy cơ sụp đổ.

Thứ năm, tham gia các thể chế kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những tiêu chuẩn, quy tắc mới. Ví dụ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, phải chấp nhận sự phán xét của các cơ quan trọng tài quốc tế hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp với các đối tác nước ngoài mà không phải thông qua phán quyết cuối cùng của các cơ quan tài phán Việt Nam. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN/AFTA, Việt Nam sẽ cam kết áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế hải quan, các mẫu khai báo CEFT chung và áp dụng thủ tục xuất và nhập khẩu chung cũng như thiết lập các "hành lang xanh" (green lanes) - cửa giải quyết thủ tục hải quan dành riêng cho các sản phẩm được nhập khẩu theo chương trình CEFT tại hải quan cửa khẩu; áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.

Thứ sáu, một nghĩa vụ của thành viên các thể chế kinh tế quốc tế hiện nay đó là chấp nhận sự giám sát, thực hiện chế độ theo dõi, báo cáo thông tin cho những cơ quan lập ra có chức năng theo dõi tình hình thực hiện ở từng quốc gia. Ví dụ, WTO có ba Hội đồng về ba lĩnh vực thương mại cụ thể là Hội đồng về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Đồng thời, các thành viên của những Hiệp định nói trên cũng có quyền yêu cầu các thành viên khác cung cấp thông tin có liên quan đến việc thực hiện hiệp định này.

Thứ bảy, trong chính sách đối ngoại, phù hợp với thủ tục gia nhập WTO, Việt Nam phải đạt được những thương lượng riêng rẽ với các nước thành viên WTO thông qua các Hiệp định thương mại song phương, trong đó các quốc gia thành viên (chủ yếu là những nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu) có quyền đưa ra những đòi hỏi về các cam kết cũng như nhượng bộ nhằm đổi lấy sự đồng ý của những nước này. Do đó, Việt Nam cũng như các quốc gia muốn gia nhập phải trả "phí hội viên" bằng những nhượng bộ về thuế, các cam kết về trợ cấp nông nghiệp và thương mại dịch vụ để đổi lấy quyền được hưởng những lợi ích của tự do hóa đã đạt được tại các vòng đàm phán đa phương trước đây. Mặt khác, chính sách đối ngoại

của Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định trong ký kết, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế song phương và đa phương phù hợp với những nguyên tắc và quy định của các thể chế kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)