- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.1.2.2. Lợi dụng can thiệp nhân đạo để thực hiện mưu đồ chính trị
Một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã lợi dụng can thiệp nhân đạo để can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, cụ thể:
Tháng 3-1999, lấy cớ "can thiệp nhân đạo" nhằm bảo vệ "người An- ba-ni bị người Xéc-bi thanh lọc sắc tộc ở Cô-xô-vô", Mỹ và NATO mở cuộc chiến tranh quy mô lớn vào Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền. Những chuyên gia phát minh ra cái gọi là "Học thuyết can thiệp nhân đạo" cho rằng, "nhân quyền cao hơn chủ quyền", nên việc vi phạm chủ quyền quốc gia của ai đó với mục đích "nhân đạo", "ngăn chặn thảm họa diệt chủng" là có thể biện minh được. Từ đó, nhiều người cho rằng, "Học thuyết can thiệp nhân đạo" là "phát minh" của các chuyên gia xây dựng học thuyết chiến tranh ở Mỹ và được họ áp dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Cô-xô-vô hồi tháng 3, tháng 4-1999. Năm đó, Mỹ và các nước NATO đã phát động một cuộc chiến tranh hiện đại nhất kể từ sau chiến tranh Vùng Vịnh ở I-rắc năm 1991.
Trên thực tế, "Học thuyết can thiệp nhân đạo" đã từng được Mỹ thử nghiệm rất lâu trước năm 1999. Trong số nhiều cuộc chiến tranh và hành động quân sự mà Mỹ thực hiện trên thế giới sau khi ra đời Hiến chương Liên hợp quốc, có thể kế đến những hoạt động quân sự của họ ở Grê-na-đa, Pa-na-ma, sau này, ở Nam Tư và I-rắc.
Điểm sơ lại quá khứ, cộng thêm đôi nét về sự kiện Nam Ô-xê-ti-a, để thấy rõ thêm thực chất của cái gọi là học thuyết "can thiệp nhân đạo" và "tiêu chuẩn nước đôi" mà Mỹ thường áp dụng. Theo tiêu chuẩn này, cùng một hành động có bản chất như nhau, nhưng ở chỗ này, với người này thì được gọi là "A", nhưng với người khác, ở chỗ khác thì lại quy kết ngược lại - "không A". Có lẽ, chính vì sự nhập nhằng như thế, nên đến nay, thế giới vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về "khủng bố" và "chống khủng bố".
Tóm lại, trong một tình huống nào đó, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo có thể giải quyết được khủng hoảng về nhân quyền và cứu được rất nhiều sinh mạng vô tội. Nhưng việc dùng vũ lực để can thiệp vào nước khác đương nhiên là mâu thuẫn với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực của luật quốc tế, vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Nhìn chung dư luận quốc tế đều cho rằng trong trường hợp đặc biệt cấp bách, cần phải có sự can thiệp nhưng phải tiến hành trong khuôn khổ Liên hợp quốc, nếu không sẽ là phi pháp. Điều đó có nghĩa là chỉ có Liên hợp quốc mới có đủ uy quyền để thực hiện hành động này (trừ trường hợp được nước chủ nhà cho phép, thậm chí yêu cầu). Như vậy Luật quốc tế không cho phép áp dụng chủ nghĩa nhân đạo một cách bừa bãi, bởi nếu thế thì thế giới sẽ trở nên hỗn loạn, chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi.