- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.2.3.1. Giải pháp để các quốc gia nghiêm túc thực hiện nguyên tắc
Để thế giới tồn tại trong một trật tự ổn định các quốc gia cần nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Mọi hành vi vi phạm nguyên tắc cần phải chấm dứt và các quốc gia cần hợp tác lên án những hành vi vi phạm nguyên tắc, để ngăn chặn mưu đồ bá chủ thế giới của một số siêu cường
trên thế giới. Nhân đây, tác giả xin đóng góp một số đề xuất để các quốc gia trên thế giới thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập hiện nay được thực hiện một cách nghiêm túc như sau:
Thứ nhất: Củng cố cơ sở pháp lý của nguyên tắc bằng việc thể chế hóa trong các văn bản luật quốc tế và quốc gia
Hiện nay, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và nhiều điều ước quốc tế. Nhưng để nguyên tắc được thực hiện triệt để thì cần được ghi nhận trong các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia và cần được thể chế hóa trong luật của các quốc gia. Chỉ khi nào nguyên tắc được ghi nhận trong luật các quốc gia nó mới có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các quốc gia nghiêm túc thực hiện. Hơn nữa hệ thống luật quốc gia có một hệ thống chế tài cưỡng chế thực hiện rất mạnh khiến các chủ thể phải nghiêm túc thực hiện.
Do vậy, các quốc gia khi tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương trên các lĩnh vực cần ghi nhận nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia tại điều ước. Để nguyên tắc thực sự đi vào đời sống các quốc gia cần cụ thể hóa nó trong luật quốc gia vì chỉ khi nào được cụ thể hóa trong luật quốc gia nguyên tắc mới có tính chất mệnh lệnh bắt buộc trong các ứng xử quốc tế.
Thứ hai:Các quốc gia thực hiện nguyên tắc dưới sự giám sát của LHQ
Tôn trọng chủ quyền quốc gia được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc là nguyên tắc quan trọng nhất, mang tính căn bản nhất điều chỉnh hành vi các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Nhưng thực tế đã chứng minh, việc vi phạm nguyên tắc là một hiện tượng thường thấy hiện nay, thậm chí các quốc gia còn sử dụng vũ lực nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của mình. Do vậy, cho dù đã có pháp luật, nhưng chỉ dựa vào bản thân pháp luật thì chưa đủ. Vấn đề quan trọng hơn chính là việc các thành viên của Liên hợp quốc phải tự giác tuân thủ pháp luật.
Lâu nay luật quốc tế vẫn bị coi là "luật mềm" bởi việc chấp hành pháp luật trong nước luôn được bảo đảm bằng quyền lực tối cao của nhà nước là chủ quyền quốc gia, còn cộng đồng quốc tế khó có một quyền lực có đủ sức mạnh tối cao như vậy để bảo đảm việc chấp hành pháp luật quốc tế. Do đó, tự giác tuân thủ là cách bảo đảm có hiệu quả nhất đối với luật quốc tế. Muốn có một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, có lợi cho sự phát triển lâu dài của nhân loại thì một số quốc gia phải tôn trọng tuyệt đối nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật quốc tế. Bởi những hành động đó có thể đem lại những lợi ích nhất thời, nhưng chúng không chỉ phá hoại trật tự quốc tế mà còn làm tổn hại đến lợi ích lâu dài của mỗi nước. Do đó, trước tiên là vì bản thân mình và vì những người khác, mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế đều phải tự giác tuân thủ nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền quốc gia" một cách tích cực và tự nguyện.
Tự giác tuân thủ là một việc làm rất có ý nghĩa trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần phải giám sát sự chấp hành bởi vì đây là một biện pháp quan trọng để bảo đảm cho các cam kết quốc tế được thực hiện. Việc giám sát chấp hành có thể chia làm hai hình thức:
- Đơn phương: Các nước lợi dụng ảnh hưởng quốc tế của mình, dùng ngoại giao làm biện pháp chủ yếu thúc giục các nước khác chấp hành nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền quốc gia".
- Đa phương: đa số các nước cùng nhau vận dụng những ảnh hưởng và sức mạnh tập thể để yêu cầu các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế chấp hành nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền quốc gia".
Trong hai hình thức này thì hình thức đa phương mang lại hiệu quả cao hơn, tránh được sự độc đoán của các nước lớn biểu hiện dưới hình thức đơn phương. Tuy nhiên, biện pháp thích hợp nhất, đem lại hiệu quả lớn nhất vẫn là thực hiện nguyên tắc và có sự giám sát của Liên hợp quốc. Trong thời gian qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có những nỗ lực rất lớn khi thực hiện sự giám sát đối với nguyên tắc này. Nhưng trong tình hình một số siêu
cường đang thực thi chủ nghĩa bá quyền với nguyên tắc "các nước lớn nhất trí" thì vai trò của Hội đồng Bảo an trong một số trường hợp đã không phát huy hết hiệu lực của mình khi giám sát việc thực hiện nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền quốc gia". Vì vậy, hiện nay, đối với những trường hợp tương tự cần phải có một tổ chức cao hơn Hội đồng Bảo an, cụ thể là Đại hội đồng của Liên hợp quốc, đứng ra tổ chức, thực hiện sứ mạng giám sát này.
Khi Liên hợp quốc phát hiện ra những hành vi vi phạm nguyên tắc cần có thông báo yêu cầu nước đó dừng ngay hành vi vi phạm, nếu nước đó tiếp tục vi phạm Hội đồng bảo an có quyền áp dụng một số chế tài cụ thể như hạn chế chủ quyền nước đó hay một hình thức nào đó phù hợp. Tuy nhiên để Hội đồng bảo an có thể áp dụng chế tài các nước trên thế giới cần trao thêm quyền cho Liên hợp quốc và có sự đồng thuận nhất trí cao với các quyết định của Hội đồng bảo an trong việc cưỡng chế một số quốc gia vi phạm nguyên tắc.
Thứ ba: Bảo đảm việc thực thi nguyên tắc trong những quan hệ cụ thể
Lý thuyết "Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh" luôn tồn tại song song với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong các quan hệ quốc tế song phương thì lợi ích sẽ nghiêng về các quốc gia mạnh hơn về kinh tế và quân sự, thậm chí trong các tranh chấp quốc tế các quốc gia mạnh hơn luôn có lợi thế khi giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy các quốc gia cần tự bảo vệ bản thân và bảo đảm việc thực thi nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trọng từng quan hệ quốc tế cụ thể.
Trước hết, các quốc gia cần hội nhập quốc tế, tham gia vào toàn cầu hóa để phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng, cần có chính sách đối nội, đối ngoại một cách hợp lý để không bị chèn áp khi tham gia các quan hệ quốc tế. Thứ hai, khi tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương các quốc gia cần đặt lợi ích của mình lên hàng đầu và hợp tác sao cho các bên cùng có lợi và cử các chuyên gia đàm phán có trình độ, hiểu sâu về lĩnh vực đó để không bị gài bẫy hay bị chèn ép trong quá trình đàm phán.
Cuối cùng trong mọi mối quan hệ hay các tranh chấp quốc tế các quốc gia cần có biện pháp tự bảo vệ mình và coi việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia chính là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Từ đó, để có những biện pháp ngăn chặn các quốc gia khác can thiệp, xâm phạm lãnh thổ của mình hay thao túng về kinh tế, chính trị.
Thứ tư: Ngăn chặn việc vi phạm nguyên tắc bằng nhiều biện pháp khác
Ngăn chặn việc vi phạm nguyên tắc bằng sức ép dư luận. Các quốc gia trên thế giới không từ một thủ đoạn dùng nhiều hình thức dưới các chiêu bài khác nhau nhằm làm lũng đoạn, can thiệp sâu vào nội bộ các quốc gia nhỏ để từ đó thôn tính các quốc gia nhỏ, đặt một chế độ thuộc địa tinh vi hơn xưa. Do vậy, để không bị các quốc gia lớn thôn tính, lũng đoạn và bao vây kinh tế các quốc gia trên thế giới cần bắt tay phản đối các hành vi vi phạm nguyên tắc. Các siêu cường trên thế giới sẽ không thể ngang nhiên vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia nếu bị dư luận lên án gay gắt.
Bất cứ một hành vi vi phạm chủ quyền các quốc gia trên thế giới cần được phát hiện sớm và được báo cho cơ quan giám sát là Liên hợp quốc cụ thể là Hội đồng bảo an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, để các phán quyết của Liên hợp quốc có hiệu lực cần sự đồng thuận của các nước trên thế giới.
Ngăn chặn việc vi phạm nguyên tắc bằng việc đưa ra tòa án quốc tế.
Ngày nay rất nhiều tranh chấp quốc tế không thể giải quyết qua con đường thương lượng hòa giải. Có những vi phạm chủ quyền quốc gia một cách nghiêm trọng như xâm phạm đất đai, bờ cõi và đặc biệt là các tranh chấp trên biển đông. Với những hành vi xâm phạm trắng trợn như vậy cần sức mạnh của dư luận thế giới lên án các quốc gia có hành vi vi phạm biên giới lãnh thổ quốc gia đó. Nếu sức ép dư luận không thể ngăn chặn hành vi vi phạm của một số quốc gia cần có sự can thiệp của Liên hợp quốc để ngăn chặn vi phạm hoặc đưa ra tòa án quốc tế hoặc tòa án về luật biển quốc tế. Hiện nay do tính
chất của luật quốc tế chủ yếu mang tính thương lượng, thỏa thuận nên các phán quyết của hai tòa này chưa được thực hiện nghiêm túc, hơn nữa tính cưỡng chế của luật quốc tế không mạnh như luật quốc gia. Do vậy, nên chăng cần tăng cường thẩm quyền cho hai tòa này và cần quy định chế tài cụ thể cho các quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc phán quyết đó.
Một vấn đề đặt ra nữa là hiện nay là các tranh chấp quốc tế chỉ bị đưa ra tòa án quốc tế hoặc tòa án về luật biển quốc tế nếu các bên trong tranh chấp đồng ý. Nếu một trong các bên tranh chấp không đồng ý đưa ra tòa thì tòa không có thẩm quyền thụ lý và tranh chấp cứ tiếp diễn và đi vào bế tắc. Theo tác giả, nên chăng đưa thêm vào một điều khoản trong luật quốc tế là chỉ cần một trong các bên tranh chấp đồng ý đưa vụ việc nhất là những tranh chấp về chủ quyền, tranh chấp về vùng biển thuộc quyền chủ quyền hay tranh chấp biển ra giải quyết tại tòa án thì vụ việc sẽ được giải quyết tại tòa án. Như vậy, mọi tranh chấp sẽ được một trong hai bên đưa ra tòa quốc tế và tòa về luật biển quốc tế để giải quyết, tránh tình trạng các nước lớn hơn chèn ép, lấn át các nước nhỏ hơn trong tranh chấp.
Tóm lại, có rất nhiều biện pháp để các quốc gia thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia một cách nghiêm túc như thể chế hóa trong luật quốc gia, kêu gọi cộng đồng thế giới lên án các hành vi vi phạm, đưa ra tòa án quốc tế và tòa án về luật biển quốc tế... nhưng biện pháp hữu hiệu nhất là các quốc gia phải tự nguyện thực hiện nguyên tắc. Việc các quốc gia tự nguyện, nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc sẽ giúp thế giới tồn tại trong một trật tự ổn định và phát triển bền vững.