- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố
3.1.1.2. Việc tuân thủ nguyên tắc của các quốc gia ASEAN
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 diễn ra vào tháng 10/2009 tại Hua Hin Thái Lan. Tại hội nghị lần này, một trong những nội dung được quan tâm nhất là việc thành lập Cơ quan nhân quyền của khu vực đã được thống nhất với tên gọi Ủy ban Liên chính phủ về Nhân quyền của ASEAN. ASEAN đã đạt được một bước tiến lịch sử trong hợp tác phát triển nhân
quyền trong khu vực khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thông qua điều khoản quy chiếu cho cơ quan nhân quyền này,
Tuy nhiên, ngay từ khi đề cập tới ý tưởng thành lập nên một cơ quan nhân quyền như vậy, những ngờ vực lập tức đổ dồn về phía các nhà chức trách của ASEANvà bản Hiến chương của tổ chức được thông qua hồi tháng 11/2007. Trong đó, điều mà giới học giả và truyền thông, các nhóm hoạt động nhân quyền nghi ngại nhất chính là sự tồn tại của cơ quan này sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc chính yếu đã tạo nên sự thành công của "phương cách ASEAN" là chủ quyền dân tộc và "không xâm phạm" vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên khác. Vấn đề đặt ra việc tuân thủ nguyên tắc có trái với "phương cách ASEAN" khôn? ASEAN muốn duy trì nguyên tắc "tôn trọng chủ quyền và không xâm phạm" và đồng thời kêu gọi bảo vệ nhân quyền và các tự do cơ bản. Bất chấp sự khác biệt về chính trị, xã hội và văn hóa giữa các nước trong ASEAN, cả 10 nước thành viên đều tôn trọng triệt để định nghĩa về nhân quyền như đã được nêu trong Hiến chương của Liên hợp quốc về nhân quyền. Mặt khác, ASEAN và cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể "chỉ trích" các quốc gia vi phạm nhân quyền thông qua các tòa án hợp pháp, chẳng hạn như Tòa án Quốc tế và Tòa án nhân dân tối cao
Khi các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết tối ưu của một nhà nước, như trong thế giới toàn cầu hóa, thì việc ủy quyền cho một thể chế cao hơn vừa là điều tất yếu vừa là cách lấy lại phần nào sự chủ động vì được tham gia vào việc giải quyết ở mức độ đa phương. Và nếu định nghĩa chủ quyền quốc gia dưới một góc độ khác, như khả năng thực hiện các chức năng quản lý và bảo vệ quyền lợi của xã hội dân tộc, và sự thừa nhận của các quốc gia độc lập khác, thì có thể nói trong bối cảnh hiện nay, cách bảo tồn chủ quyền quốc gia tốt nhất là tham gia vào hệ thống pháp lý và quản trị đa phương. Chỉ một khi đã hội nhập vào hệ thống đa phương, một quốc gia mới được thừa nhận như một thực thể độc lập, có chủ quyền pháp lý ngang hàng với các nước khác. Và chỉ khi vừa là thành viên vừa là chủ thể trong một hệ thống quản trị quốc tế,
một quốc gia mới có thể khắc phục được những vấn đề vượt quá biên giới lãnh thổ của mình, bảo vệ quyền lợi của dân tộc và đáp ứng định nghĩa của chủ quyền thực tiễn.