Thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 97 - 99)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

3.2.1.2.Thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế

Ở Việt Nam, đa số các nhà khoa học đều đồng thuận về sự tác động tiêu cực của toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia. GS.VS Nguyễn Duy Quý cho rằng "toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác

động của các nhà nước, dân tộc làm rung chuyển một nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề rất nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt". GS.TS Phạm Ngọc Quang khẳng định: "toàn cầu hóa làm thu hẹp quyền lực quốc gia, thu hẹp phạm vi và hiệu quả tác động của các nhà nước dân tộc, chủ quyền quốc gia dễ bị xâm phạm, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trở lên khó khăn".

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế với xuất phát điểm thấp và đương nhiên thuộc vào nhóm các quốc gia bất lợi trong quá trình này. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về độc lập chủ quyền mà nếu không vượt qua chúng, hậu quả tiêu cực cũng rất khó lường, cụ thể:

- Thách thức trước áp lực ngày càng tăng của bối cảnh quốc tế và trong tương quan so sánh lực lượng trên thế giới. Thế giới ngày nay còn chứa nhiều yếu tố bất ổn, đe dọa trực tiếp tới an ninh, chính trị, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Những nguyên tắc quốc tế cơ bản những trật tự dã từng tồn tại hàng chục năm bị phá vỡ. Đây là một biểu hiện mới trong tình hình thế giới đầy bất ổn mà Việt Nam phải hết sức đề phòng. Mặt khác trong điều kiện vũ khí trang thiết bị quân sự ngày càng thông minh, hiện đại thì công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia trở lên cam go, phức tạp hơn nhiều. Các cuộc xâm nhập về chính trị, tư tưởng văn hóa... thông qua các công nghệ hiện đại, kỹ thuật tinh vi liên tục diễn ra ngày càng phức tạp. Tất cả những diễn biến trên đang là thách thức phải vượt qua trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền Việt Nam hiện nay.

- Thách thức trước âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng toàn cầu hóa để tiến hành "diễn tiến hòa bình" kết hợp với gây bạo loạn nhằm tấn công thẳng vào chế độ, xã hội ta. Chúng dùng mọi thủ đoạn, kiếm tìm đủ cớ, thông qua hàng loạt các hoạt động tinh vi, xảo quyệt từ ngoại giao, ký kết, đầu tư, hợp tác để thâm nhập sau vào công việc nội bộ của ta, thúc đẩy nhanh quá trình "tự diễn biến hòa bình" trong lòng chế độ ta, đến trực tiếp kích động bạo loạn đối với đồng bào ta, cố ý tạo cớ để tiến hành can

thiệp quốc tế. Các thế lực thù địch đã chứa chấp, trợ cấp, lợi dụng tiếp tay cho bọn lưu vong phản động tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam kịch liệt. Bọn chúng lập ra những chiến dịch: "chuyển lửa về quê hương" nhằm truyền bá các tư tưởng phản động, nói xấu Đảng, bôi nhọ chế độ. Chính vì thế hậu quả của những hành động này sẽ rất nguy hiểm và khó lường. Công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc chúng ta càng trở lên quyết liệt và phức tạp hơn bao giờ hết.

- Thách thức suy giảm chủ quyền quốc gia về kinh tế. Bản thân kinh tế là một lĩnh vực tương đối độc lập, nhưng chủ quyền quốc gia về kinh tế là vấn đề mang tính tổng hợp, thách thức chính trị to lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi tham gia vào hội nhập quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, chúng ta phải tiến hành các bước chuyển đổi nhất định cho phù hợp với các quy định chung. Những bước chuyển này rất dễ làm giảm đi tính tự chủ về kinh tế của chúng ta. Mất tự chủ về kinh tế dần dần mất tự chủ về chính trị, đó là logic khách quan mà chúng ta phải hết sức đề phòng. Nghiêm trọng hơn các thế lực thù địch, phản động thông qua các thể chế quốc tế nên không ngừng gây sức ép đối với chúng ta với hàng loạt các điều kiện, các ràng buộc về kinh tế, chính trị lẫn an ninh quốc phòng, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền dân tộc. Chúng ta phải tư nhân hóa triệt để nền kinh tế, từ bỏ vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, phải đa nguyên chính trị, đa đảng, phi chính trị hóa quân đội. Đây quả là một thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Mặt khác, nguy cơ mất độc lập chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc có thể diễn ra ngay trong lòng đất nước, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 97 - 99)