SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁC QUỐC GIA KHI THAM GIA HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 73 - 74)

- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế từ đó khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế giúp cho việc củng cố

2.2. SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁC QUỐC GIA KHI THAM GIA HỘI NHẬP QUỐC TẾ

chủ quyền quốc gia cũng có tác động đến xu thế toàn cầu hóa, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo sự lựa chọn của quốc gia. Việc tận dụng được cơ hội và vượt qua được những hạn chế, rủi ro, những thách thức do hội nhập mang lại là vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực chung của xã hội, của mọi tổ chức quốc tế, trong đó không thể bỏ qua vai trò hết sức quan trọng của nhà nước ở mỗi quốc gia.

Tóm lại, việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Các quốc gia không bị chi phối trong việc lo lắng các nước khác xâm lấn lãnh thổ hoặc xâm phạm chủ quyền quốc gia sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập hoàn toàn vào tiến trình toàn cầu hóa cùng các quốc gia khác giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, thế giới phát triển trong trật tự và bền vững.

2.2. SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁC QUỐC GIA KHI THAM GIA HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUỐC TẾ

Trong nền kinh tế toàn cầu, không một quốc gia nào kể cả quốc gia phát triển nhất nằm ngoài quỹ đạo của sân chơi chung. Mọi vấn đề toàn cầu nảy sinh như chủ nghĩa khủng bố, nạn dịch AIDS, hiện tượng Ennino... đều trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại, quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia đều được chia sẻ. Tất nhiên các nước đang phát triển do điều kiện và vị thế của mình không vì thế mà tự ti quay lưng lại với hội nhập quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa tự nó cũng đang không kiểm soát được quá trình toàn cầu hóa. Cả Mỹ và Tây Âu đều đang phải cải tổ một cách sâu sắc nền kinh tế để thích ứng với yêu cầu phát triển mới. Các quốc gia cần nhận ra rằng ngay những khiếm khuyết của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay đương nhiên là tai hại song cũng góp phần vào việc đặt ra hoặc cảnh báo những vấn đề lớn của tương lai, thậm chí hé mở những giải pháp.

Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế bao gồm cả cơ hội và thách thức, mặt tích cực và mặt tiêu cực nên phản ứng của mỗi quốc gia với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng khác nhau. Có những quốc gia theo đuổi toàn cầu hóa nửa chừng như Ấn Độ, Ai Cập, một số khác theo đuổi với tiêu chí phù hợp với bản sắc văn hóa của họ Đức, Nhật Bản và Pháp, một số khác lại nói không với hội nhập Iran, Arap Xê út, có một số xu hướng sau đây.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)